Thủ lĩnh N’Trang Gưh (1845-1914)
20:51 11 thg 5 2009
N’Trang Gưh tên là Gưh họ H`Đơt, là tù trưởng buôn Cuah Kplang, một buôn của nhóm Êđê Bih khu vực Krông Knô. Tại đây, ông đã kiên cường cùng đồng bào đứng lên kháng chiến trong suốt 14 năm ròng (1900-1914), là một trong những cuộc kháng chiến lớn nhất ở Tây Nguyên thời bấy giờ.
Cái cớ xảy ra cuộc kháng chiến của nhóm Bih do N’Trang Gưh lãnh đạo bắt đầu từ việc người Pháp muốn tìm kiếm một nơi thuận tiện để thiết lập lỵ sở tỉnh Darlac. Ngày 31-1-1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Darlac có lỵ sở đóng tại Buôn Đôn do Buorgeios làm Công sứ và xúc tiến các công việc “làm thí điểm trong công cuộc bình định Tây Nguyên”. Thế nhưng Buôn Đôn do những bất lợi của nó về vị trí địa lý, quá xa trung tâm tỉnh, nằm sát khu vực biên giới khiến cho Bourgeois không yên tâm và quyết định dời trụ sở tỉnh lỵ về Buôn Tur thuộc khu vực người Êđê Bih ở hạ lưu sông Krông Ana.
Ngày 1-3-1900, Bourgeois chỉ huy một lực lượng lính khố xanh tiến vào các làng người Bih ở Buôn Tur nhưng không thành. Hai ngày sau, tên này quay lại tấn công buôn Cua Kplang. N’Trang Gưh đã chỉ huy người dân chống trả quyết liệt rồi rút vào rừng chỉnh đốn lực lượng.
Năm 1904, 600 nghĩa quân Bih tập kích đồn Buôn Tur rồi thừa thắng tiến công hạ các đồn Riăng, đồn Buôn Dur, đồn Phơty, đồn Buôn Trinh… Những hoạt động của nghĩa quân N’Trang Gưh ngay sát nách Buôn Ma Thuột khiến cho người Pháp không thể an tâm nhưng cũng không có cách nào đánh bại được chiến thuật du kích lợi hại của nghĩa quân. Vùng hạ lưu Krông Ana trong suốt 13 năm (1901-1913) luôn là khu vực bất khả xâm phạm của đồng bào Bih.
Năm 1914, nhờ có sự chỉ điểm của một tên phản bội, thực dân Pháp bắt được N’Trang Gưh và giết ông lúc ông 69 tuổi.
Sưu tầm
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook