Anh hùng Núp- Cây cổ thụ của đại ngàn Tây nguyên

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2900
  • Tổng lượt truy cập 11,489,524

Fanpage facebook

Ngày đăng: 11/01/2013, 10:55 am
Anh hùng Núp- Cây cổ thụ của đại ngàn Tây nguyên

00:21 2 thg 8 2009

Anh hùng Núp là một nhân vật lịch sử thời hiện đại, một cây đại thụ của đại ngàn Tây nguyên. Một cái tên quá quen thuộc với mọi người qua câu chuyện Bắn Pháp chảy máu trong tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy trong sách giáo khoa chương trình phổ thông.

Anh hùng Núp còn có tên là Sar, người dân tộc Ba Na (Bahnar). Ông sinh ngày 02/5/1914 và mất năm 1999 thì phải.Ông sinh ra và lớn lên làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện An Khê (nay là xã Nam, huyện Kbang) tỉnh Gia Lai (Trong chuyện là làng Kông Hoa).

Mới 10 tuổi đã mồ côi cha, đến năm 15 đã bị quân Pháp bắt đi phu cùng dân làng và phải chứng kiến sự dã man của giặc, nên sớm mang lòng căm thù không đội trời chung với giặc.

Năm 1935, quân Pháp lại về làng bắt phu, dân làng phải bỏ buôn chạy trốn vào rừng riêng Núp vẫn quyết tâm ở lại dùng nỏ “bắn pháp chảy máu”.Điều này xem ra có vẻ bình thường nhưng lại là bước ngoặt quan trọng giúp Núp cùng đồng bào có được ý chí để đánh giặc giữ làng xóa tan cái hoài nghi người Pháp là người của Yàng, cái tên mũi lao không thể giết được nó.

Sau đây là một số thông tin về anh hùng Núp mà người Ban mê sưu tầm được:

Trong cách mạng tháng Tám, Anh hùng Núp đã tích cực tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Những năm kháng chiến gay go, gian khổ nhất, gặp muôn vàn khó khăn lại đói rét, thiếu muối, bệnh tật nhiều, mất liên lạc.. .Núp vẵn tin tưởng ở thắng lợi của cách mạng, luôn luôn dũng cảm, gương mẫu đi đầu trong chiến đấu và sản xuất xây dựng làng chiến đấu, tổ chức du kích, kiên quyết đánh giặc.

Đội du kích lúc đầu chỉ dừng lại ở việc giữ làng, sau này đã dám đánh cả đồn Hà Tam giết được nhiều tên địch chỉ bằng tên ná, cài chông, rồi dưới sự giúp đỡ của cán bộ Thế, Cương ở Quảng Nam (là cán bộ Cầm trong truyện “Đất nước đứng lên”, đã ở với dân làng liền mấy năm, cùng gùi chông, phát rẫy, chịu khổ, chịu thiếu muối như tất cả mọi người) đã không ngừng lớn mạnh đã phối hợp với bộ đội hạ đồn Măng Đen một cách dễ dàng trong khi quân Pháp hung hăng cho rằng bao giờ nước sông chảy ngược thì Việt Minh mới đánh được đồn này. Có trận địch càn vào làng 7 ngày liền, Núp chỉ huy đội du kích ngoan cường luồn rừng chiến đấu với cả trung đoàn địch, diệt nhiều tên, phá vỡ cuộc càn của chúng, bảo vệ được tài sản và tín mạng của dân làng. Sở dĩ được như vậy như Núp nói: “là mình có Đảng, có Bok Hồ, có gan đánh Pháp, dân làng đoàn kết, biết nghe cái phải, cái đúng, các buôn làng khác cũng đánh Pháp, do đó phong trào du kích làng Stơr và trong vùng từ đó ngày một lớn mạnh”.

Với những chiến công, nỗ lực ấy Núp đã được tặng thưởng một Huân chương chiến công hạng Nhất, một Huân chương chiến công hạng Nhì. Ngày 31-8-1955, Núp được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra anh hùng Núp còn vinh dự được chính tay Bác Hồ tặng cho một cái áo lụa và huy hiệu của Người.

Sưu tầm

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác