SămBrăm – Một thủ lĩnh của vùng Tây nguyên
12:18 11 thg 5 2009 Công khai 0 Lượt xem
Cho mãi đến khi cách mạng tháng Tám thành công thì ảnh hưởng của những người cộng sản đối với vùng người Thượng vẫn còn khá hạn chế. Trong hoàn cảnh đó, bên cạnh những cuộc kháng chiến đã đề cập ở trên thì trên Tây Nguyên vào những năm 1935-1939 đã xuất hiện một phong trào kháng chiến rộng lớn mang tính chất thần bí, thủ lĩnh đức tin của phong trào này là SămBrăm.
SămBrăm sinh khoảng những năm 1870 tại Buôn Mang Chàm vùng núi phía Tây Phú Yên giáp Đắk Lắk. Ông vốn là một thầy thuốc và một thầy cúng mà tài phép của ông được kể lại là: “đôi khi biến thành rắn và sống dưới biển, đôi lúc trở thành người, sống trong rừng. Sự di chuyển của ông như gió và mưa…”. Do những hành động mang tính chất chống đối của mình mà năm 1936 ông bị bắt giam và năm 1938 bị tuyên án 10 năm tù, phạt 500 đồng. Mặc dù vậy, phong trào Nước Xu lại phát triển mạnh mẽ vào những năm 1935-1939.
Trước khi bị bắt, nắm rõ đặc điểm mê tín của đồng bào nên ông tự xưng mình là “Thánh sống”, sinh ra để cứu nhân loại khỏi thảm hoạ của cơn đại hồng thuỷ sắp diễn ra. Chỉ những ai tham gia cúng tế và sử dụng nước thánh thì mới có thể tai qua nạn khỏi. Người ta tin rằng, SămBrăm dùng nước rửa mặt, nước chảy xuống râu. Ai mà hứng nước ấy về thoa vào chỗ bị đau thì sẽ chữa được mọi bệnh tật. Những người đến xin nước sẽ phải tế lễ và cúng những đồng xu đỏ cho thầy tế (cho nên còn được gọi là phong trào Nước xu).
Phong trào Nước xu chống Pháp nhanh chóng lan rộng: vùng Lâm Đồng có Mụ Cọ (dân tộc Kơho); vùng Kon Tum có ông Ni, ông Thuần…; vùng Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà Mi (Quảng Nam) có ông Phó Mục Gia, ông Tựu, Ông Tài… Đăklăc có K’Yan…
Hình thức chiến đấu của nghĩa quân là trước khi ra trận, họ khấn một bài văn rồi dùng nước thánh thoa lên người, vũ khí, sau đó họ xung trận với niềm tin rằng nước thánh sẽ bảo vệ họ bất khả xâm phạm trước súng đạn. Tất nhiên niềm tin ngây thơ đó đã nhanh chóng bị đánh bại. Phong trào kết thúc vào năm 1939, một số nơi còn duy trì đến năm 1945.
Sưu tầm
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook