N' Thu K’Nul là tên thật của vua săn voi vùng Bản Đôn ( tức danh hiệu Khunjunob do vua Xiêm ban tặng) là một trong những tù trưởng quyền uy nhất ở vùng Tây nguyên, là người có ảnh hưởng lớn, có tiếng nói quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Ê Đê, Mnông, Jrai, Lào cùng chung sống ở vùng Bản Đôn. Ông sinh năm 1828, mất năm 1938, thọ 110 tuổi. Ông là ngườ M'nông sống ở vùng Bản Đôn nhưng người ta hay nhầm lẫn là người Ê đê nên nhiều tài liệu hay gọi là Y Thu K'Nul
Ông được xem như là người khai phá và sáng lập ra Bản Đôn ngày nay, cũng như nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng rất đặc sắc của vùng Bản Đôn. Lúc sinh thời ông đã tự tay săn bắt và thuần dưỡng trên 340 con voi. Đặc biệt, ông là người đã săn được con voi đực màu trắng rất hiếm và quý, theo luật tục thời bấy giờ chỉ có các bậc vua chúa mới được sử dụng voi trắng nên ông đem con voi này biếu cho vua Xiêm và được phong tặng danh hiệu Khunjunob – nghĩa là “vua săn voi”(năm 1861).
Cho đến tận ngày nay vẫn không có một Gru nào ở Bản Đôn có thể vượt qua được ông về số lượng voi săn được và có lẽ cả về sau nữa cũng thế (Vì đơn giản là có còn voi rừng nữa đâu để mà săn).
Dù là vua voi thành đạt về mọi mặt, có tới hai bà vợ nhưng lại không có con nối dõi nên sau khi ông chết, ông được R'leo K'Nul cháu ngoại gọi ông bằng cậu và là người kế tục sự nghiệp vua voi cho xây dựng mộ phần rất bề thế ở nghĩa địa của các Gru. Mộ được xây bằng bê tông, có kiến trúc của người M'Nông và Lào với mô típ hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ chứ không có các họa tiết rườm rà cùng các bức tượng chim công, ngà voi sặc sỡ như những ngôi mộ các Gru khác ở xung quanh. (Mộ của R'leo K'Nul cũng ở ngay bên cạnh, được xây dựng đẹp hơn theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Campuchia, nghe nói mộ vua voi do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh).
Khunjunob cũng là chánh án Toà án phong tục đầu tiên ở Đắk Lắk. Ông cũng đã lãn hđạo người Bản Đôn sát cánh cùng các cuộc khởi nghĩa của Ama Jhao và N’Trang Gưh. Tuy nhiên khi hai cuộc khởi nghĩa này thất bại thì Khunjunob lại tỏ ra dao động và đầu hàng để quân Pháp tiến vào lấy Bản Đôn làm bàn đạp để bình định Tây nguyên.
Còn đây là một thông tin khác về ông mà người Ban mê sưu tầm được đem chia sẻ:
Theo Giai thoại và sự thật về Bảo Đại - vua cuối cùng của triều Nguyễn, NXB Đà Nẵng, 2001, viết: "Năm 1933, khi về nước, Bảo Đại đã làm cuộc công du từ bắc chí nam lên cả miền Thượng du để thăm những dân tộc ít người xem họ sống ra sao. Bảo Đại đã được khâm sứ Chaael và viên Chánh sở liêm phóng (mật thám Trung Việt) hướng dẫn lên thăm Buôn Ma Thuột vào 2-1933" và một đoạn phóng sự của nhà báo Pháp H. Le Grauclaude tả lại quang cảnh và sự việc đó, với sức mạnh, sự giàu có của vua voi Khunjunob cùng Buôn Đôn một thuở. Trích nguyên văn: "Khi nào lão Khundjunnob tiêu nhiều tiền, lão ta không phải lo về việc sửa soạn các cuộc vui mà thôi đâu. Có lẽ lão nghe thấy người ta nói trong hoàng thành ở Huế có mấy con voi đẹp nên lão ta ra điều mình là chủ bọn săn voi và chủ đất Bản Đôn thì cũng có thể truyền cho dân dắt voi đến lúc nào cũng được. Cả xứ Đắc Lắc, các quản tượng được lệnh của lão ta đều lục tục cho voi lên đường. Người ta đưa voi đến rất nhiều, đến nỗi lối vào Buôn Ma Thuật có tới một trăm sáu mươi hai con voi đứng sắp hàng để nghênh giá, tiếng voi rống thay cho tiếng kèn đồng. Kẻ viết bài này (H. Le Grauclaude) từng đi du lịch khắp Ấn Độ, mà chưa từng thấy có nhiều voi cùng một lúc như thế bao giờ. Trên bãi đất, Khundjunnob trông giống như một vị đế vương Ấn Độ…". Bài viết mang tên "Bảo Đại - con Rồng An Nam ) ấy cũng cho biết: Bảo Đại nghỉ ngơi tại một ngôi biệt thự tại chỗ, phía trước có hai con voi ở trong vườn, Khundjunnob đã 113 tuổi (!). Ông Y Thu còn tặng cho Bảo Đại một tặng vật là con dao găm, cán bạc, có chạm, vỏ dao bằng ngà voi.
Lời bình: Người Ban mê cũng khóai được lưu danh ở Tây nguyên cho bõ công cùng cha mẹ bỏ quê rừng nên đã bỏ quá trời công, của để xây dựng Vườn Trohbư- Bản Đôn. Nếu khu vườn mà thành công như mơ ước thì chắc cũng có nhiều người biết đến mình đấy nhỉ?
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook