SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở ĐẮK LẮK – BAO GIỜ CHO ĐẾN … “NGÀY XƯA” .

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4036
  • Tổng lượt truy cập 11,490,661

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 10:26 am

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở ĐẮK LẮK – BAO GIỜ CHO ĐẾN … “NGÀY XƯA” .

Category: Chuyện Đắk Lắk, chuyện Ban mê, Tag: Ban mê,Đắk lắk,Linh tinh khác,tây nguyên
09/05/2008 08:58 pm
    Nếu nói đến “ Sản xuất Nông nghiệp bền vững “ chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến một cái gì đó mênh mông lắm, xa vời lắm, nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây thì lại thật nhỏ, một khía cạnh rất bé của định nghĩa trên, đó là phương thức canh tác thân thiện với môi trường sống, bảo vệ và giữ gìn môi trường sống, một khía cạnh mà ít nhiều cũng khiến người làm công tác quản lý nhà nước không thể xem thường. 

Thực trạng của sản xuất Nông nghiệp ở Đắk Lắk hiện nay thì rõ rồi, có quá nhiều cái đáng phải nói, như tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất chẳng hạn, rồi thì nạn sử dụng phân hóa học,thuốc kích thích và thuốc trừ sâu bừa bãi hay trồng thuần một loại cây có nhu cầu lớn về nước tưới như cà phê, Điều trong một tiểu vùng sinh thái khiến nguồn nước mặt lẫn nước ngầm ngày càng thêm cạn kiệt …thì không thể nói là sản xuất bền vững được. Khắp các vùng gần xa trong tỉnh ngày nay đâu đâu cũng thấy đồi núi trọc, rừng đã lùi xa rất xa, nếu không phải là người hay đi, thì có lắm người nghĩ: “Đắk Lắk mình hình như cơ bản đã phá hết được rừng!”. Mùa khô năm nào cũng nghe chuyện hạn hán, chỉ cần chớm nghe dự báo năm tới cũng sẽ hạn hán là bà con nhà ta nháo nhác hết cả lên rồi. Mà kỳ lạ, cái gì càng lo thì lại càng hay đến, chẳng nói đâu xa chỉ trong năm 2005 thôi, Đắk Lắk mới hết điêu đứng vì “Hạn Ất dậu “có thể coi là xưa nay chưa có bao giờ, thì mới chớm tháng 5 ngay trong mùa mưa, Đắk Lắk đã vướng ngay một đợt tiểu hạn dài đến là dài. Xuống giống mất là một chuyện, lỡ mùa, sang năm chắc chắn đói nhiều rồi và thế là người ta lại hay nghĩ đến “ngày xưa”. Ngày xưa ấy, sao mà đất Đắk Lắk màu mỡ thế không biết, chỉ quăng hạt, cây cũng sống, trỉa Lúa ,trỉa Bắp cây cứ tốt vù vù mà có cần đến phân gio gì. Tôi nhớ ngày ấy, ngành Nông Lâm nghiệp của chúng ta thường thường tham gia triển lãm bằng những gốc Sắn dăm chục ký củ, hay những quả Bí đỏ nặng già 1 yến … xem ra hoành tráng lắm, nhưng đến giờ đây thì những cái của hiếm ấy biết đâu mà tìm. Mà cái ngày xưa ấy có xa lắm đâu, mới chỉ khoảng đầu thập niên 80 gì đó thôi, vậy mà bây giờ sao mà khác thế. Đất chật người đông là một lẽ, nhưng cái cách con người đối xử với thiên nhiên, cái cách sản xuất bóc lột thiên nhiên như hiện nay người ta vẫn làm thì hậu quả phải gánh chịu như thế e đang còn là nhỏ; so với , lụt, bão lốc thì hạn hán ở Đắk Lắk của chúng ta có khi còn dễ chịu hơn nhiều, bởi của cải thì còn dễ làm ra chứ mất con người thì đã là mất tất cả. Chạnh lòng nhớ lại ngày xưa, rõ ràng ngày ấy thiên nhiên không hung hãn như bây giờ, mà con người cũng đối xử với thiên nhiên khác hẳn. Nhìn lại phần lớn vườn cà phê của các Nông trường chúng ta có thể thấy sự kế thừa của họ đối với một phương thức canh tác bền vững ngày xưa để lại như thế nào. Đó là nhất thiết trong vườn Cà phê phải có cây che bóng. Tầm trung thường là cây Keo dậu hay còn gọi là keo Cuba (giống mới), tầng cao có cây truyền thống là Muồng đen (Nay có thêm Sầu riêng, Quế, Gió bầu … cũng là những loài cây được mọi người ưa chuộng). Hiệu quả thì rõ rồi đấy, ngoài việc giữ cho vườn một độ ẩm thích hợp, giảm nhu cầu nước tưới, chắn gió và sương hại, đỡ công làm cỏ gia, Cây che bóng Muồng đen, Keo dậu hàng năm còn góp phần làm tăng độ phì của đất bằng hệ thống rễ cố định chất đạm qua các nốt sần và sinh khối phân từ lá rụng… việc khai thác gỗ từ cây che bóng còn đem lại một nguồn thu làm khối người đã phải thốt lên : “Cộng tất cả lợi nhuận thu được từ cà phê là cây trồng chính trong cả chu kì kinh doanh cũng còn lâu mới bằng”.

Nhưng ngày nay trong phong trào mở rộng diện tích trồng Cà phê, người ta trồng Cà phê ở khắp mọi nơi, trồng tập trung trên một diện tích lớn và trồng trên bất cứ một lập địa nào. Ngoài việc gây sức ép về nhu cầu sử dụng nước tưới, họ còn chọn cách canh tác bóc lột bằng việc sử dụng phân vô cơ quá nhiều gây bạc đất, không trồng cây che bóng để dễ thâm canh cho năng suất cao mặc dù biết “ăn” thế không bền… để mỗi khi nghe sắp hạn hán là mặt lại thêm một dịp chảy dài. Tôi chợt nghĩ nếu với diện tích cà phê Đắk Lắk hiện có, tất cả đều được trồng cây che bóng, chỉ cần mỗi ha 100-150 cây che bóng tầng cao; 300-400 cây che bóng tầng trung thôi, thì độ che phủ của cây xanh ở Đắk Lắk của chúng ta sẽ vọt lên đến mức nào. Tuy nhiên vận động thì khó, vì cái nếp nghĩ ăn xổi có lẽ quá sâu đậm trong tâm trí con người ta rồi. Đã đến lúc chúng ta cần có một chế tài hợp lý, như chính sách thuế chẳng hạn, ta có thể đánh thuế cao đối với những vườn cây công nghiệp không có cây xanh che bóng và giảm thuế với những vườn cây tuân thủ tốt cách thức canh tác bền vững như ở trên đã nói, đảm bảo lúc ấy phong trào trồng cây phân tán trong vườn rẫy ở Đắk Lắk chắc chắn sẽ được chắp cánh để bay lên ào ào. Một vấn đề nữa tôi muốn đề cập đến ở đây, đó là tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc tại chỗ, vẫn phương thức sản xuất ấy nhưng ngày xưa thì không mấy nguy hại, vì quanh các cộng đồng nhỏ bé là những cánh rừng bạt ngàn, bằng phẳng. Họ canh tác vài năm rồi bỏ hoang, để cây cối tự nhiên mọc lại, làm chức năng bồi bổ đất. Khai thác luân phiên như vậy cũng là cách để không phải đầu tư phân bón, cái mà luôn làm giá thành sản xuất bị đội lên rất nhiều. Ngày nay không còn điều kiện như xưa nữa, nhưng vẫn với phương thức canh tác ấy đem lên áp dụng ở những sườn đồi ,dốc núi; cây rừng vừa chặt xuống năm nay, năm sau đã bạc trụi cả màu, đất trống đồi núi trọc không phát sinh mới là điều lạ, canh tác trên những mảnh đất như vậy thì đói nghèo là không thể tránh khỏi. Nhưng thế tại sao họ không tìm đến một phương thức sản xuất hợp lý hơn? Vấn đề trình độ dân trí lại đuợc đưa ra và cả công tác tuyên truyền nữa, rõ ràng là chúng ta cần phải giúp họ hiểu và giúp họ làm. Đưa được một phương thức sản xuất hợp lý vào áp dụng trên những mảnh đất nương rẫy này cũng là một đáp án cho việc tăng độ che phủ của rừng? Hãy bắt tay vào làm, chúng ta sẽ không phải rầu rĩ mãi mà mong mỏi rằng “ Rừng Đắk Lắk, bao giờ cho đến … “ ngày xưa”./.

Balmé 032006

Yeutruyen at 07/31/2009 02:24 pm comment

anh viết blog từ hồi tháng 7/2008 tới giờ mới đây mà cónhiều khách vô quá hé!!!

Bài này anh đưa lên sau khi mở Blog trong thư mục lưu trữ nên nhầm đấy, như vậy chính xác là anh gia nhập Yahoo Plus vào ngày 3/9 cơ. Còn hơn một tháng nữa là kỉ niệm 1 năm rồi nhanh thật  http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=1  . Rất cám ơn em và mọi ngườ iđã ủng hộ.

at 04/01/2009 11:44 am comment

chúc NBM 1 ngày đầu tháng vui ạ

at 03/30/2009 08:33 pm comment

quá yêu nơi này nên Người Ban Mê cứ trăn trở mãi..Quả thật là đau lòng khi thấy rừng mỗi ngày một vơi dần, trắng trơ đi...Cái đói vẫn còn đeo mang theo dấu chân người...

Bạn có nghĩ rằng mất rừng là mất tất cả không? Người ta đúng là không thể làm giàu bằng phá rừng được.

duong at 03/27/2009 10:55 am comment

Thanks ban thoi gian qua da ghe blog minh choi nghen,mong rang se tiep tuc nhan duoc su quan tam cua ban,ghe blog minh choi thi comment lai cho minh nghen,chuc ban vui ve va hanh phuc....

Mình  cũng mong như thế. Rất vui khi thấy tin nhắn của bạn.

pro at 03/26/2009 08:41 pm comment

Ngăn chặn, thật nan giải. Rừng mênh mông, lâm tặc hàng ngàn, kiểm lâm đôi ba mống

Thì giữ được bao nhiêu ta cố giữ bấy nhiêu. Biện pháp tuyên truyền cũng tốt nữa.

Pham Thi Thanh Mai Thanh Mai at 03/25/2009 10:34 am comment

Rừng nơi mình cũng trong tình trạng như vậy. Buồn nhưng cũng chỉ biết nhìn vậy thôi ! Chúc vui !

Nhìn sang các nước thấy họ giữ rừng tốt quá mà thèm, tất cả có lẽ là do cái khó cái nghèo mà ra cả. Hi vọng VN sớm giàu lên để khỏi mất hết cả rừng.

dangminhlien at 03/25/2009 10:03 am comment

Ừ! chúng ta chỉ được thấy, biết, nghĩ và buồn: Cơ bản đã phá xong rừng Chúc bạn 1 ngày vui vẻ!!!

Một vài chỗ đã cơ bản phá xong rừng thôi chứ bạn. Chúc bạn luôn vui .

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác