CÂY MÍT

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 5780
  • Tổng lượt truy cập 11,294,595

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 10:31 am

CÂY MÍT

Category: Linh tinh khác, Tag: Linh tinh khác
09/06/2008 10:46 pm

Mít là loài cây ăn trái và lấy gỗ rất quen thuộc ở Việt Nam là được trồng rộng rãi, phổ biến ở Đông Nam Á. Tên gọi khoa học là Artocarpus integrifolia thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Ở Việt Nam, cây mít được trồng phổ biến ở khắp các vùng nông thôn từ Nam chí Bắc; với nhiều lòai phong phú như: mít mật, mít dai, mít dừa, mít ướt, mít tố nữ ... Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: "Nhà ngói, cây mít" để tả cảnh nhà nông sung túc. Trái mít non, cỡ ngón tay cái gọi là dái mít còn là món ăn vặt dân dã, quen thuộc của trẻ em nông thôn; khi ăn chỉ cần chùi sơ lớp bụi phấn, chấm với muối hạt ăn chát chát, bùi bùi, thật khó quên. Mít chín có mùi thơm đặc trưng, không thể dấu; cho nên đừng dại ăn vụng mít. Cây mít còn gần gũi đến nỗi, có quan niệm cho rằng: chỉ khi được trồng gần nhà, gần hơi người, mít mới sai quả…

Mít trồng thường cho quả sau ba năm tuổi. Quả mít là loại quả phức, ăn được lớn nhất, có giá trị thương mại. Quả hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm, mọc trực tiếp từ thân, cành lớn. Mít thường ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8), nhưng cũng có một số lòai cho trái quanh năm. Trước đây quả mít chỉ dùng ăn tươi và sử dụng trong các món ăn của của người Việt Nam nhiều vùng như món nhút rất nổi tiếng ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Quả mít non có thể sử dụng như rau để nấu canh; kho, xào với thịt, cá; làm gỏi. Hạt mít cũng ăn được, có nhiều tinh bột và có giá trị dinh dưỡng nhất định. Lá mít, vỏ và cả xơ mít chín nữa đều là những thức ăn bổ dưỡng thường dùng khi nuôi thúc cho các lòai gia súc như trâu, bò, dê và là ‘’đặc sản’’ của Hươu, Nai nuôi nhốt. Cành và lá khô có thể dùng làm chất đốt rất đượm, dễ kiếm.. .

Hiện nay quả mít đang là nguyên liệu ưa chuộng của ngành chế biến thực phẩm với rất nhiều sản phẩm đa dạng như: Đóng hộp với xi rô đường; sấy khô... Vì vậy, ngày nay mít dùng ăn tươi rất hiếm gặp, khó tìm.

Không chỉ là cây ăn trái, Cây mít còn là lòai cây cho gỗ tốt. Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ, cao từ 8 đến 15 m. Gỗ thuộc gỗ nhóm IV, là loại gỗ có tính chất cơ lý ổn định, không cong vênh, ít bị mối mọt. Do gỗ có màu vàng sáng, để lâu ngả thành màu đỏ sẫm, có mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo, dễ tìm; vì vậy nó được dùng rộng rãi trong đời sống như làm tượng Phật, đồ thờ cúng, đồ thủ công mỹ nghệ và rất nhiều sản phẩm nội thất khác. Chính vì vậy mà thị trường gỗ mít rất rộng lớn và sôi động. Tuy nhiên, gỗ mít trước đây chủ yếu được cung cấp từ nguồn cây trồng phân tán trong vườn nhà, vườn rẫy vốn hay bị phân cành sớm nên cho ít gỗ. Ở Việt Nam, chưa có nơi nào trồng mít thành rừng nguyên liệu nên nguồn gỗ ngày càng trở nên khan hiếm, thiếu ổn định, cung luôn hụt so với cầu. Hiện tại, để có đủ nguồn cung cấp, Việt Nam đã phải nhập khẩu thêm rất nhiều gỗ mít nguyên liệu từ Lào, Cam Pu Chia và các nước lân cận.

Thật hiếm thấy một lòai cây nào khác lại đa mục đích và công dụng như cây mít. Với những lợi ích, hiệu quả đem lại cộng với sức chống chịu hạn, ít kén đất, vùng phân bố rộng, cây mít rất đáng được quan tâm, chú ý để phát triển nhiều hơn nữa. . .. Đắk Lắk của chúng ta cũng là một trong những vùng cung cấp gỗ mít. Trong thời gian qua cây mít đã được đặc biệt quan tâm chú ý; Tỉnh cũng đã cho phép công ty Vinamít kết hợp xây dựng nhiều vùng nguyên liệu rộng lớn với lòai mít nghệ là lòai mít cho quả to, đồng đều, sản lượng cao, có màu múi đẹp ... phù hợp nhất với công nghiệp chế biến thực phẩm. Cây mít ở Đắk Lắk hiện cho hiệu quả kinh tế rất cao, tuy nhiên vẫn không cạnh tranh được ở những vùng trồng cà phê truyền thống, điều này có thể lý giải do cây trồng lâu thu họach, thu họach lại không tập trung, không trồng xen được trong lô cà phê do có tán lá rậm, cây lại hay bị sâu đục thân dễ lây nhiễm cho cà phê. Vì vậy, để phát triển diện tích trồng mít nên khuyến cáo, tuyên truyền người nông dân mở rộng diện tích trồng ở những nơi không cạnh tranh với các lòai cây trồng truyền thống, đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thậm chí là trong trồng rừng kinh tế./.

Balmé 032008

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác