LÂM SẢN NGÒAI GỖ

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3731
  • Tổng lượt truy cập 11,490,356

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 10:42 am

LÂM SẢN NGÒAI GỖ

Category: Chuyện Đắk Lắk, chuyện Ban mê, Tag: Linh tinh khác
09/07/2008 10:58 pm

LÂM SẢN NGÒAI GỖ – GIẢI PHÁP

ĐỂ TĂNG THU NHẬP TỪ RỪNG

Lâu nay có nhiều người hay băn khoăn rằng trong Nông nghiệp có phong trào xây dựng những vùng chuyên canh với Doanh thu bình quân từ 50.000.000đ rồi đến 100.000.000đ/ ha/năm vậy còn Lâm nghiệp, ngành nắm giữ trong tay một vốn đất rất lớn và đầy tiềm năng thì như thế nào? Có người còn đưa ra những số liệu rất cụ thể là ví dụ trong năm 2006 tòan tỉnh được phân bổ chỉ tiêu khai thác chính: 10.000m3 gỗ lớn, nếu đem chia cho các đơn vị có khai thác gỗ ( một lâm trường giữ trong tay hơn 15.000ha) thì mỗi đơn vị có khai thác bình quân được phân bổ chỉ tiêu: 700m3, doanh thu tạm tính là 1.200.000.000đ, trong đó giá thành chiếm 50% = 600.000.000 đ bao gồm Chi phí khai thác & vệ sinh rừng; Thuế tài nguyên; Thuế doanh thu .Lợi nhuận còn lại của mỗi đơn vị khỏang 600.000.000đ. Nếu đem tất cả chia ngược lại cho 15.000ha rừng đơn vị quản lý thì bình quân thu doanh thu từ một ha rừng đem lại là 80.000đ/ha/năm, lợi nhuận thu được từ một ha rừng là 40.000đ/ha/năm, quá thấp so với Nông nghiệp. Dĩ nhiên đây mới là phép tính đơn giản, đã lọai trừ thu nhập từ tận dụng gỗ sau khai thác, sản lượng bổ sung nếu có và thu nhập đem lại từ việc kinh doanh các ngành nghề trong và ngòai Lâm nghiệp của đơn vị. Tuy nhiên thực tế nếu doanh thu từ các nguồn này nếu có bằng 100% doanh thu đem lại từ sản lượng khai thác chính thì doanh thu của 1 ha rừng /năm vẫn còn quá nhỏ và nếu biết rằng số đơn vị có rừng để khai thác chỉ chiếm tỉ lệ trên dưới 50% số Lâm trường và ban quản lý rừng trong tỉnh thì bức tranh doanh thu của các đơn vị Lâm nghiệp còn u ám đến thế nào, cái mức doanh thu 100.000đ/ha/năm có lẽ sẽ còn là mức phấn đấu của các Lâm trường quốc doanh trong nhiều năm đến.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, đó là cái khó của các Lâm trường, diện tích quản lý thì nhiều nhưng diện tích kinh doanh hàng năm thì rất ít, nếu khai thác 700m3/ năm thì 1 năm chỉ có khỏang 50ha đưa vào khai thác còn lại là 14.950ha phải quản lý bảo vệ để đợi các kỳ khai thác tiếp theo. Nhưng đó là các đơn vị may mắn còn có rừng để khai thác, mỗi năm còn có phần cứng khỏang 1 tỉ đồng doanh thu từ lĩnh vực này. Còn đối với các đơn vị không có khai thác thì 5 năm thực hiện cơ chế 187/1999/CP là năm năm đầy khó khăn, gian khổ để trụ được và tạo đà phát triển; hàng năm không có thu nhập từ rừng nhưng vẫn phải quản lý, bảo vệ cho được 100% vốn rừng hiện có. Trong khi cơ chế thì lại là cơ chế, ta có thể đổi ngang một ha rừng nghèo lấy 1 ha Cao Su, Điều, rừng trồng kinh tế… có giá trị phòng hộ tương đương rừng tự nhiên, được đầu tư 100% bằng tiền tận thu Lâm sản trên chính ha rừng chuyển đổi ấy là bài tóan kinh tế quá lãi nhưng có ai được làm? Mà kể cũng lạ, tại sao người ta chỉ thích đem cân đo những cái có thể “Sờ tận tay day tận mặt “ như Doanh thu, số nộp Ngân sách trong các Báo cáo Quyết tóan mà chẳng bao giờ chịu tính đến cho các đơn vị Lâm nghiệp những hiệu quả đem lại khác như giữ được diện tích rừng hiện có, giữ nước, bảo vệ Môi sinh, Môi trường, cân bằng Sinh thái, phòng chống Thiên tai, Lũ lụt … Cùng là một đơn vị Lâm nghiệp, nếu là Ban quản lý rừng thì lương cán bộ công nhân viên hàng năm có ngân sách trả, Chi thường xuyên hàng năm có ngân sách nhà nước lo, còn nếu là Lâm trường thì dẫu không có khai thác cũng phải cố tự thân vận động để quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng nếu không muốn bị giải thể, giải tán Lâm trường?

Vấn đề đặt ra là “Cái sự đã thế, ta đành phải thế”, trong khi đợi mọi người hiểu và thông cảm cho chúng ta thì chúng ta, những người làm công tác Lâm nghiệp ở Dak Lak nói riêng và cả nước nói chung phải cố gắng hơn nữa để vượt lên chính mình. Hãy tìm cách để làm giàu cho doanh nghiệp cho Đất nước từ nguồn tài nguyên “Rừng vàng” đang nắm giữ trong tay mình. Gỗ là tài sản chung, phải khai thác theo chỉ tiêu kế họach thì chúng ta không tính đến nữa, chúng ta cũng nên chăng khi sốt sắng mở rộng ngành nghề kinh doanh sang những lĩnh vực khác mà với mình là sở đỏan, là thế yếu, trong khi không phải chỉ vì có gỗ mà rừng được so sánh như là “ Vàng”?. Chúng ta có thể tập trung vào khai thác, phát triển thế mạnh Lâm sản ngòai gỗ từ rừng? Có thể lắm chứ, hàng năm Dak Lak của chúng ta vẫn có nguồn thu không nhỏ từ khai thác Song, Mây, Tre, Nứa, Dược liệu và vô số các lọai lâm sản phụ khác nữa từ rừng. Tuy vậy, từ trước đến nay tất cả vẫn giới hạn ở mức độ thu hái từ tự nhiên, thiếu sự kiểm sóat đúng mức, dẫn đến sản lượng ngày càng cạn kiệt, nhất là trong xu hướng rừng ngày càng suy giảm về chất lượng. Cần sớm có một chiến lược đầu tư sử dụng, khai thác và phát triển bền vững, lâu dài đối với Lâm sản ngòai gỗ nếu chúng ta muốn nâng cao thu nhập hàng năm của các đơn vị Lâm nghiệp từ rừng./.

Balmé 042005

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác