Đâu là sản phẩm du lịch Đăk Lăk ?

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 6221
  • Tổng lượt truy cập 11,295,036

Fanpage facebook

Ngày đăng: 04/02/2013, 04:18 pm

Đâu là sản phẩm du lịch Đăk Lăk ?

Category: Chuyện Đắk Lắk, chuyện Ban mê, Tag:
08/29/2011 08:34 pm

Đâu là sản phẩm du lịch Đăk Lăk ?  

Linh Nga Niê Kđăm

Thứ tư, 03 - 6 - 2009 22:03 |

Xin kể 3 mẩu chuyện nhỏ:

- Một chị Việt kiều Đăk lăk ở Austrlia, khi trở lại quê hương, đã từ chối tấm thổ cẩm được bạn bè mua tặng, với lý do “ không phải thứ thiệt”. Sau đó chị nhận một chiếc gùi Mnông chính gốc, cùng chọn mua ở Lăk.

- Anh Long Vũ, người dẫn chương trình “ Chiếc nón kỳ diệu”, trong một lần đến Buôn Đôn , đã nhận xét “ Không có gì đặc sắc. Du lịch voi thì Thái Lan & Ấn độ hấp dẫn hơn”

- Trong tuôr ngủ lại nhà dân, đã có một nữ du khách nước ngoài bị đòi 500$ , vì ban đêm đi vệ sinh trong vườn ...

Hai chuyện đầu bản thân tôi chứng kiến. Còn việc sau, một người làm du lịch ở vùng Buôn Đôn kể lại. Có cảm tưởng như việc xem gì, chơi gì tại các điểm, trong các tuor du lịch Đăk Lăk là điều chưa được quan tâm tới một cách sâu sắc? Các dịch vụ phục vụ cho du lịch, đã chưa có gì riêng biệt, đặc sắc so với các địa phương khác, lại còn đến nơi nào cũng na ná như nhau : cơm lam, gà nướng, rượu cần,cưỡi voi...Ấy vậy mà còn may là có. Gia đình người viết bài này cũng đã làm một chuyến du lịch đến thác Gia Long, chỉ quanh quanh độ chừng nửa tiếng là không còn biết làm gì, xem gì tiếp theo ?Cũng chẳng biết ở đó mình có thể được tham gia những sản phẩm & dịch vụ du lịch gì.

Trong 4 tỉnh được phân chia theo địa giới hành chính Nhà nước gọi là khu vực Tây nguyên ,gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk & Đăk Nông ( Lâm Đồng được xếp vào khu vực Miền Đông Nam bộ), hai tỉnh Đăk Lăk & Đăk Nông là có địa thế du lịch thiên nhiên mạnh hơn cả.Ngay cả so với Đăk nông, dù có nhiều dịa danh du lịch hơn, Đăk lăk cũng có thế mạnh rõ rệt.

Không tính đến các khu vực thác Dray H’Linh, Dray Sap, Gia Long...nay đã thuộc về tỉnh Đăk Nông, thì các quần thể du lịch Lăk ( với các Biệt điện Bảo đại, hồ Lăk, buôn Jun ) & Buôn Đôn ( với hệ thống các điểm : Vườn Quốc gia Jook Đôn, Thác 7 nhánh, mộ Vua Voi, Nhà cổ Buôn Trí) đã trở thành những địa danh du lịch được không chỉ khách trong nước, mà cả các tuor du lịch lữ hành quốc tế cũng chú ý tới.Ngoài ra còn có nhiều cảnh quan khác có thể khai thác thành điểm du lịch có sức lôi cuốn, như quần thể ở huyện Cư M’Gar : miệng núi lửa Cư M’Gar, mỏ nước núi Cư H’Lâm, thác Ea M’Dró; Tháp Chăm Yang Prong ( Ea Suop)...Đặc biệt là du lịch thác còn rất nhiều tiềm năng , như thác Krông Kma ( Krông Bông),thác Krông H’Năng (Huyện Krông Năng),thác Mơ ( huyện Ea H’Leo),thác Diệu thanh

( Huyện M’Drăk)...Kèm theo những địa danh đó là những câu chuyện huyền thoại như thực như mơ ,có sức hấp dẫn rất đặc biệt với những du khách ưa tìm tòi, khám phá.

Tuy nhiên, để thực sự trở thành “ điểm đến” của đông đảo du khách,để không chỉ “ một đồn mười, mười đồn trăm” và du khách đến rồi còn muốn trở lại,thì không chỉ khai thác thiên nhiên sẵn có, một hội đua voi tháng 3 hàng năm ở Buôn Đôn thôi là đủ. Du lịch Đăk lăk đang rất cần một chiến lược lâu dài, ngoài tôn tạo cảnh quan, xây dựng & bảo vệ thương hiệu, còn cần có những sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt của chính mình.Điều ấy có không ? Ở đâu ? Như thế nào ?

Hiện nay, chỉ riêng việc khai thác những tiềm năng sẵn có, ngoài thiên nhiên, Đăk lăk còn nhiều nơi có thể hấp dẫn du khách : nhà đày BMT( được thành lập từ năm 30 của thế kỷ XX) , hang đá Đăk Tuar ( căn cứ kháng chiến chống Mỹ), bảo tàng văn hoá dân tộc,hai Biệt Điện Bảo Đại ( tại Tp BMT & huyện Lăk), Đình Lạc Giao ( nơi những người Kinh đầu tiên lên lập làng tại BMT),Chùa Khải Đoan ( do các bà hoàng của vua Bảo Đại lạc quyên xây dựng), những buôn làng Êđê, Mnông đặc trưng,mộ thày giáo Y Jut ( người làm ra bộ chữ Êđê), Ngôi nhà dài của tù trưởng Ama Thuột & ngôi mộ của Aê Thuột ( nơi thành phố của chúng ta mang tên),cả việc có thể thiết kế những tuor leo núi khám phá thiên nhiên hoang dã trên đỉnh Cư Yang Sin ( đỉnh núi cao nhất Trung Tây nguyên), đỉnh Nâm Ka...

Trong những địa chỉ này, chỉ mới có Nhà đày & Bảo tàng VHDT được đưa vào chương trình. Số còn lại hầu hết chưa được tôn tạo, chưa được lập hồ sơ đưa vào các tuyến du lịch lữ hành...Cũng trong khi đó, môi trường cảnh quan xung quanh các địa chỉ du lịch này có nhiều nguy cơ bị phá vỡ, mà chưa có người quan tâm .

Nhìn sang các tỉnh bạn : dinh Bảo Đại, núi Lang Bian ở Lâm Đồng, căn cứ kháng chiến chống Mỹ Tức Dục ở An Giang, Động Tam Thanh, Nhị Thanh và hệ thống các chùa, miếu ( Lạng Sơn),đình Tân Trào ( Tuyên Quang)...đều được tôn tạo cảnh quan, hình ảnh, nhóm tượng miêu tả & hiện vật đặc trưng, khai thác tối đa, nườm nượp khách những ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần...Đến An Giang, ở bất cứ khách sạn nào ,dù không thuộc công ty du lịch tỉnh,cũng đều có bản đồ toàn cảnh các điểm du lịch trong tỉnh, tha hồ cho du khách lựa chọn điểm đến.

Manh mún , rập khuôn & đơn điệu, có thể gọi đó là nét chính của du lịch Đăk lăk chăng ?Và tại sao đồng bào dân tộc cư trú ở quanh các khu du lịch ( những người chủ nhân đích thực của vùng đất ấy) lại thờ ơ, hay nói cách khác bị gạt ra khỏi môi trường du lịch ? Trong khi đó chính là một trong những tò mò lẫn thích thú tìm hiểu của du khách, nhất là khách nước ngoài ?

Chỉ đơn cử 1 điểm là khu du lịch Buôn Jun ( huyện Lăk). Rất nhiều du khách bày tỏ ý muốn được ngủ đêm ngay trong khu vực buôn,chứng kiến và thăm hỏi đời sống bà con người Mnông tại chỗ.Nhưng lại e ngại vi phạm tập quán vì không có người hướng dẫn.Hơn nữa, hông căn nhà dài do du lịch dựng bên hồ Lăk, lại là nơi buộc trâu bò , vừa nhiều muỗi, gây tiếng động ban đêm vừa ô nhiễm môi trường.Tại sao chúng ta không bàn bạc ,thuyết phục dân xây dựng một khu chuồng súc vật ở nơi khác, trả cho bến nước, tạo ý thức cho người dân một môi trường cảnh quan sạch đẹp, trong lành ? Hoặc tổ chức lại một số căn nhà của bà con để khách có thể có người hướng dẫn, phiên dịch để lên chơi, trò chuyện, uống rượu cần với người dân, thậm chí ngủ lại trong nhà họ ? Dân bất hợp tác với ngành du lịch ? Hay chính du lịch dành khách, không chú ý đến việc tạo điều kiện nâng cao đời sống người dân bản địa bằng việc tham gia vào các dịch vụ du lịch ? Việc khôi phục,tôn tạo ngôi Biệt điện ở Lăk, có là quá khó , ngoài tầm tay của ngành du lịch không? Hay còn vướng vì điều gì khác ?

Rất nhiều du khách muốn tìm hiểu nguồn gốc của cái tên BMT.Vậy vì sao chỉ chú ý tôn tạo những Đình Lạc Giao của những người Việt đầu tiên lên lập làng, Biệt Điện của ông vua cuối cùng thời phong kiến Việt nam, mà lại không chú ý tới di tích nhà dài Ama Thuột, người chủ nhân chính thức mà thành phố mang tên ? Không có lý lẽ gì để biện minh cho việc một địa danh nổi tiếng cả về lịch sử chiến tranh cách mạng lẫn văn hoá & thương mại (thương hiệu cà phê) như vậy, mà không có được một khu bảo tồn nguồn gốc, trong khi nó vẫn đang hiện diện, mỗi ngày một đổ nát ngay trước mắt bàn dân thiên hạ như thế ?Hoặc tại sao ở những điểm du lịch không có bán những sản phẩm văn hoá như : những cuốn sách về văn hoá dân gian ? Những đĩa, băng nhạc các ca khúc rất hay của Đăk Lăk ?

Nên chăng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với ngành văn hoá,không chỉ trong việc tôn tạo, lập hồ sơ di tích, danh lam, thắng cảnh,lẫn việc phát huy vốn văn hoá cổ truyền sẵn có ở địa phương, mà kể cả chung lưng phối hợp với nhau về kinh phí ? Và xã hội hoá - một cách có quy hoạch -hơn nữa, ngành du lịch ?

Đã đến lúc du lịch Đăk Lăk cần có sự nhìn lại một cách tổng thể, khách quan những hoạt động của mình, có sách lược riêng. Không chỉ củng cố thế mạnh thiên nhiên,mà còn phối hợp với ngành VHTT khai thác vốn văn hoá dân tộc bản địa truyền thống, làm phong phú thêm, đặc sắc hơn những sản phẩm du lịch.Tạo nên những đặc trưng riêng, đa dạng hoá các thể loại du lịch để phù hợp với nhiều đối tượng: sao cho trẻ, già, trong nước, ngoài nước,du khách thích thiên nhiên hoang dã, thích tìm hiểu văn hoá dân tộc, thích cảm giác mạnh ...đều có thể tìm được sự đáp ứng ở du lịch Đăk Lăk .Không chỉ là để tăng nguồn thu cho ngân sách,mà còn giới thiệu về lịch sử văn hoá của một vùng đất và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa ngay tại vùng du lịch.
(Sưu tầm)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác