GIẢI PHÁP CÂY PHÂN TÁN

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3844
  • Tổng lượt truy cập 11,292,659

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 10:32 am

GIẢI PHÁP CÂY PHÂN TÁN

Category: Chuyện Đắk Lắk, chuyện Ban mê, Tag: Linh tinh khác
09/06/2008 10:49 pm

CÂY PHÂN TÁN

GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG ĐỘ CHE PHỦ CỦA RỪNG

Theo số liệu thống kê, độ che phủ của rừng tại Việt Nam hiện tại là 35,8%. Ở Đắk Lắk của chúng ta có cao hơn nhưng cũng chỉ đạt khỏang 48%. Tuy độ che phủ ở đây lớn hơn ngưỡng nguy hiểm (>=40%) mà các nhà khoa học trên thế giới khuyến cáo; nhưng Đắk lắk là một phần của Tây Nguyên, mái nhà của miền Trung nên độ che phủ không được phép dừng ở mức độ ấy mà phải tăng thêm nhiều hơn nữa, nhất là trong giai đọan hiện nay với xu hướng nóng lên của toàn trái đất và thiên nhiên khắc nghiệt.

Hiện tại, những năm gần đây, mỗi năm tỉnh Đắk Lắk đều trồng mới thêm không dưới 5.000ha rừng từ các nguồn ngân sách và do các thành phần kinh tế khác tham gia. Việc trồng rừng hiện tại cũng đã không còn là chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc mà đã trở thành mục tiêu kinh tế.

Tuy nhiên, đất đai có hạn. Quỹ đất quy họach cho trồng rừng ngày càng ít đi và việc tìm những diện tích đất lớn phù hợp cho trồng rừng tập trung ngày càng khó. Sẽ đến một ngày nào đó việc mở rộng đất trồng rừng tập trung sẽ là không thể, để tiếp tục nâng cao độ che phủ bằng tăng diện tích rừng sẽ không còn tính khả thi, chiến lược. Vậy sẽ phải làm gì để tăng độ che phủ?

Đáp án không có gì khác hơn là phải trồng thêm cây phân tán. Sau hai năm thực hiện chương trình hỗ trợ cây Lâm nghiệp mọc nhanh cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng trên nương rẫy, Đắk Lắk đã có gần hai triệu cây giống được phát đến tay người dân. Mục đích đã rõ, kết quả đem lại cũng khả quan, người dân tộc thiểu số vốn là những người sống gần rừng, quan hệ mật thiết với rừng đã hân hoan đón nhận nhưng nếu chỉ dừng ở đó là chưa đủ, cần phải có chính sách để mở rộng hơn nữa đối tượng được nhận cây giống để trồng.

Như ta đã biết, cây cà phê, một lòai cây công nghiệp chủ lực của Đắk Lắk vì vậy nó chiếm một tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu đất Nông nghiệp (khỏang 174.740ha) nhưng lại là một lòai cây sử dụng nước và không có độ che phủ. Ngày xưa trong các đồn điền của người Pháp và hiện tại trong các nông trường quốc doanh, các lô cà phê đều được trồng Muồng đen làm cây che bóng và chắn gió rất hiệu quả; vừa tiết kiệm được nước tưới vừa cho sản lượng bền vững. Ở Đắk Lắk hiện nay, phần lớn diện tích cà phê đều do các nông hộ cá thể canh tác nên cây che bóng thường bị hạn chế, thậm chí lọai bỏ nhằm mục đích tăng sản lượng thu họach dù biết đó là hướng đi không bền vững.

Thử làm một phép tính nhỏ, nếu tất cả diện tích cà phê nói trên đều được trồng xen cây che bóng khỏang 100 cây / ha thôi thì Đắk lắk sẽ có thêm hơn 17 triệu cây, quy đổi 1.600cây/ ha rừng trồng thì cũng ngang với 20.000 ha rừng trồng, một con số cực kì ấn tượng.

Tuy nhiên, cây lâm nghiệp dù mọc nhanh cũng phải mất 6-7 năm mới cho thu họach một lần, những cây che bóng trồng trong lô cà phê lại cần có sự ổn định lâu dài, có lẽ vì thế mà việc trồng cây lâm nghiệp trong lô cà phê chưa được người dân quan tâm hưởng ứng. Để có thể đưa được cây phân tán vào những vùng này cần phải có sự tuyên truyền thường xuyên, sau rộng và có khi là cả những biện pháp đòn bẩy kinh tế, hoặc biện pháp …

Trong thời gian qua, ở Đắk Lắk đã có những mô hình trồng xen cây ăn quả, cây mục đích để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác như: Sầu riêng, Quế, Hòe, Gió bầu và hiện là cây Sưa… đều là những mô hình nên khuyến khích mở rộng./.

Balmé 122007

Paradayzz at 10/27/2011 01:15 am comment

Cùng mình tìm hiểu về giải pháp SEO nữa nhen

Ô kê thau!

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác