DU LỊCH VÀ LÂM NGHIỆP

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 5151
  • Tổng lượt truy cập 11,293,966

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 10:37 am

DU LỊCH VÀ LÂM NGHIỆP

Category: Linh tinh khác, Tag: Linh tinh khác
09/07/2008 02:51 pm

HƯỚNG ĐI NÀO CHO CÁC BQL KHU BẢO TỒN,

RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẶC DỤNG VÀ CÁC LÂM TRƯỜNG

QUỐC DOANH KHI THAM GIA “CHIẾN TRƯỜNG” DU LỊCH ?

“Thương trường là Chiến trường “, câu nói này hình như ngày nay đã trở nên quá quen thuộc và được thoải mái dùng mỗi khi ai đó muốn diễn tả sự khốc liệt của Công việc Kinh doanh trong cơ chế thị trường. Càng dễ ăn thì càng có nhiều người chen vào, điều này cũng đúng đến nỗi chẳng còn gì để bàn và vấn đề tôi đề cập ở đây : “ Du lịch “ thì lại càng đúng nghĩa là một chiến trường nóng bỏng. Du lịch là con Gà đẻ trứng vàng ? ở trên thế giới, nơi nào chẳng thế. Còn ở Việt nam : Nhà nhà làm du lịch , người người làm du lịch không phải là chuyện chỉ của một thời. Miếng bánh này ngon quá, dễ ăn quá! với các Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý Rừng phòng hộ, đặc dụng thì tiềm năng này quá rõ và kể cả các Lâm trường quốc doanh của chúng ta nữa, khi xây dựng Phương án đổi mới cơ chế quản lý & tổ chức sản xuất kinh doanh theo quyết định số 187 QĐ-Ttg ngày 16/9/1999 của thủ tướng chính phủ, hiếm thấy đơn vị nào dũng cảm không xác định thế mạnh này trong định hướng sản xuất kinh doanh của mình. Tiềm năng có rồi, nhưng làm thế nào để khai thác tốt tiềm năng ? Để biến tiềm năng thành thế mạnh thì đã đơn vị nào của chúng ta làm xong ? Xin thưa rằng có rồi, Lâm trường Krông bông làm được : Thác KrôngKmar nay đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trong hành trình nếu là Tuor du lịch đến từ Lâm đồng, hoặc là chiều ngược lại, đi theo quốc lộ 28 để có dịp tham quan sóng nước Hồ Lắk và muốn chia ngắn, làm thơ mộng thêm quảng đường dài 60km đằng đẵng về Thành phố Buôn Ma Thuột, điểm đến tiếp theo; để ngày hôm sau lại thêm 50km nữa để đến với Buôn Đôn, xứ sở của Voi, là chủ đề luôn hấp dẫn đối với du khách đến từ đủ 4 phương trời, vốn có mặt trong phần đông các tuor du lịch. Không thể bác bỏ những cố gắng, những gian nan vất vả để Lâm trường Krông bông có thể khẳng định thương hiệu KrôngKmar, nhưng chúng ta đều thấy rõ lợi thế của điểm du lịch Lâm trường quốc doanh này: Cảnh quan thiên nhiên đẹp, sau này còn tha hồ phát triển khi gắn với truyền thuyết và thực tế Chư Yang Sin; thuận đường nối với Đà lạt ,thành phố của Du khách; sản phẩm của Du lịch Đắk Lắk giới thiệu, đóng góp vào tour “ Con đường xanh Tây nguyên “ nối với “con đường di sản Miền trung” còn quá ít ỏi, nhàm chán. Chính các yếu tố sau lại tạo nên cơ hội rõ nét nhất để biến thế mạnh tiềm năng cảnh quan thiên nhiên của các Ban quản lý Rừng, các Lâm trường quốc doanh của chúng ta thành hiện thực. Nếu chúng ta không biết đánh giá đúng mức các yếu tố này thì thua là chắc ăn rồi. Vậy các cơ hội này có ở những nơi nào? Nhìn lại hiện trạng phát triển của du lịch Đắk Lắk chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy Buôn Ma Thuột hiện diện như là một điểm đến trung tâm, nơi hội tụ của các con đường bộ, nơi duy nhất có thể đón khách bằng đường Hàng không. Với Du khách dẫu Buôn Ma Thuột có thật buồn thì trong 10 người vẫn có ít nhất 9 người phải dừng chân trước khi có thể thăm viếng các thắng cảnh, danh lam của Đắk Lắk ( nơi này thì các Doanh nghiệp Lâm nghiệp khó có chỗ chen chân ). Nghỉ chân bắt buộc ở đây ít nhất một đêm, bạn có 3 lựa chọn, hoặc rõ hơn là 2 vì thường phải trừ đi hướng bạn vừa đến. Một là theo tỉnh lộ một 50km đi về hướng Tây đến Buôn Đôn, nơi duy nhất có truyền thống săn bắt voi của cả nước; hai là theo quốc lộ 28 xa hơn, gần 60km về hướng nam nơi có Hồ Lắk, một hồ nước thiên nhiên hết sức thơ mộng , một trong những nơi ít ỏi Vua Bảo Đại chọn để xây dựng biệt điện để nghỉ chân trong một hướng hành trình; Ba là hướng tây nam theo quốc lộ 14 đến với Cụm thác Dray sáp, Đray Hling, Gia long nay đã thuộc về tỉnh bạn Đăk Nông, hướng này gần nhất, khoảng hơn 30 km, nhưng chắc chắn với 3 hướng như vậy bạn sẽ không thể đến trong nhõn một ngày. Hiện tại còn 2 hướng mở là quốc lộ 14 đi Gia lai và 26 đi Nha trang, tuy không có đặc sản Du lịch nào, nhưng một phần du khách sẽ phải dùng 2 con đường này để chia tay Đắk Lắk thì một nơi gắn với Thành phố biển Nha trang và một nằm trên trục của “ Con đường xanh Tây nguyên “ nối với “con đường di sản Miền trung” của cả nước. Như vậy các Ban quản lý Rừng, Lâm trường quốc doanh của chúng ta nếu ở trên 5 trục đường này ít nhiều đều có cơ hội. Nhưng nếu không kêu gọi được đầu tư, không bắt tay được với những nhà làm du lịch sành sỏi và chuyên nghiệp thì khó lắm. Đầu tư lớn mà không thu hút được khách thì thất bại là thấy rõ, chẳng cần phải bắt tay vào thử nghiệm cho phí công làm gì. Chiến trường này, lúc này rõ ràng là quá sức đối với các Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên, Rừng đặc dụng, Lâm trường quốc doanh thường là vốn ít tiềm năng nhiều .

Vậy để làm gì để tận dụng được tiềm năng, nắm bắt được cơ hội ? với riêng tôi , xin được đưa ra một hướng đi tháo gỡ nốt gút, hi vọng được sự quan tâm chia sẻ và bàn luận của những ai quan tâm đến vấn đề này: Đó là áp dụng sở trường “Chiến tranh du kích” , Việt nam chúng ta áp dụng rất hay trong các cuộc chiến lấy yếu chống mạnh . Chúng ta đã thắng nhiều đế quốc to trong chiến tranh, trong đó Chiến tranh du kích đóng góp một phần không nhỏ và không thể thiếu ,vậy tại sao trong chiến trường mới này chúng ta không áp dụng . Làm nhỏ ,làm chắc , phát huy đúng mức tiềm lực , đó là chiến lược sống còn đối với những chiến sĩ “ tay không bắt giặc “của chúng ta . Cụ thể đó là khi chúng ta chưa hoặc không đủ sức để biến sản phẩm du lịch của mình là một điểm đến không thể bỏ,thì tốt nhất là đừng đầu tư lớn để đối đầu với rủi ro lớn vốn luôn là người bạn song hành với tỉ lệ của số vốn kinh doanh. Chúng ta nên dừng ở việc giới thiệu sản phẩm của mình gắn với một điểm đến trong các tuor như ở trên đã nói, như một nơi nghỉ chân, một nét thêm độc đáo trong cuộc hành trình. Sản phẩm của chúng ta tốt nhất là thiên về du lịch sinh thái. Đừng cố công gọt dũa, hãy để nó hoang sơ nhất như nó có nếu có thể, chúng ta sẽ không mất tiền đầu tư xây dựng và chăm sóc duy trì. Hãy giới thiệu sản phẩm này của chúng ta với các công ty du lịch vốn thích ăn sẵn, hay đùn đẩy sự rủi ro cho người ngoài; chấp nhận ăn ít một tí chỉ làm dịch vụ tour thôi như lo ăn uống, hướng dẫn viên, chuẩn bị địa bàn; việc này lực lượng quản lý bảo vệ rừng của chúng ta vốn giàu tâm huyết và sự gắn bó với rừng nếu được hướng dẫn sẽ thừa sức làm được. Chúng ta không lấy tiền của ngân sách để trả lương mà những ngày này sẽ trừ thẳng, tính lương vào phần dịch vụ với mức lương cao hơn đủ khuyến khích người lao động ... Tôi nghĩ rằng nếu mình làm lớn, đầu tư lớn chưa chắc hơn được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực thụ nếu họ có sản phẩm tương tự, gần mình. Còn đầu tư cho những tuor nhỏ như vậy sẽ là lợi thế lớn của ta, vì họ không đủ sức để vươn khắp và cả không có địa bàn hoạt động, nếu chúng ta nhận họ sẽ nhường ngay khúc xương khó gặm này và vui vẻ bắt tay với chúng ta để hợp tác đôi bên cùng có lợi. Rất có thể các bạn chưa biết nhưng thật sự thì nguồn thu từ du lịch của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn đang hoạt động hiệu quả lại phần lớn mang lại từ các dịch vụ như trên tôi đã nói. Vì vậy hãy làm thật tốt những việc nhỏ như vậy, tích lũy từ việc nhỏ như vậy; khi đủ sức , đủ điều kiện chúng ta hãy làm ăn lớn,liệu có muộn không nào ./.

Balmé 062005

Duc at 03/15/2010 10:00 pm comment

Bữa nào phải nhờ anh rồi làm việc cụ thể lại với Chư yang Sin anh ơi. Tình hình phải đưa nó vào khai thác để bảo vệ tốt hơn thôi. Nhưng thấy mấy bác kiểm lâm ở đó chơi trội quá cho viết ngay khẩu hiệu bảo vệ rừng lên tảng đá voi. Mất thẩm mỹ quá. Còn bao cấp thì mấy nông truờng không thể có người có máu du lịch được!

Cái tảng đá đó do dân làm du lịch nhà em ko quan tâm nên người ta mới làm thế cho bắt mắt đấy chứ em. Nói vậy chứ hôm nào em chụp ảnh lại cho lên mạng đi, đổi màu ngay ấy mà!

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác