ĐẮK LẮK - DỄ, KHÓ CHUYỆN GIỮ RỪNG

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 308
  • Tổng lượt truy cập 10,246,256

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 10:41 am

ĐẮK LẮK - DỄ, KHÓ CHUYỆN GIỮ RỪNG

Category: Chuyện Đắk Lắk, chuyện Ban mê, Tag: Buôn Ma Thuột,Đắk lắk,Linh tinh khác,rừng,tây nguyên
09/07/2008 10:01 pm

Ở Đắk Lắk hiện tại đang có khoảng trên 50 % diện tích tự nhiên được che phủ bởi tán rừng. Một thông tin nghe qua có lẽ sẽ có không ít người mừng mà bảo rằng vậy là cao đấy chứ, vì độ che phủ bình quân của rừng trên cả nước theo thống kê mới chỉ dừng ở mức chưa đến 30 %, nhưng sự thực nào phải vậy, con số 50 % thực sự vẫn là con số đáng phải lo ngại, vì theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, độ che phủ của rừng nếu ở Đồng bằng chỉ cần 30 % là đã đủ, thì một tỉnh miền núi như Đắk Lắk cần ít nhất 60% diện tích có rừng mới đạt mức an toàn, để yên tâm rằng mình đang sống trong một môi trường tự nhiên bền vững .

Vậy mà trong thập niên 90 vừa qua, ở Đắklắk mỗi năm bình quân có đến 35.000 ha rừng bị mất. Ngày nay số lượng rừng bị mất đã giảm đi đáng kể, nhưng Đắk Lắk vẫn có không dưới 1 vạn ha rừng lặng lẽ biến đi mỗi năm. Ngành lâm nghiệp dẫu làm đủ mọi cách để giữ rừng, nhưng bên cạnh đó lại cũng tồn tại thiên hình vạn trạng cách mất rừng làm luật quản lí bảo vệ rừng đành bó tay bất lực.

Giữ rừng dễ hay khó? Nếu nói là dễ thì thực dễ, mà bảo là khó thì đúng quả khó vạn phần. Dù là để giữ được rừng chẳng cần phải làm như thời Pháp thuộc, mỗi cánh rừng gần dân thường có một kiểm lâm người Pháp, hồi đó dân ta hay gọi là Tây Coóc vì phần lớn họ là người dân đảo Coóc vốn bản tính hung dữ, lăm lăm súng trường trong tay, ở lì trong những ngôi nhà giữa rừng, khiến người ta dẫu chỉ đi vào rừng hái củi cũng phải dè chừng. Hay quân phiệt như ông bạn Cam pu chia giữ những cánh rừng nguyên sinh, cạnh những quả đồi trọc lóc bên ta bằng quyết định lạnh lùng bắn bỏ những kẻ léng phéng mò sang phá rừng. Mà chỉ cần luật pháp xét xử thật nghiêm khắc với những kẻ phá rừng là đủ, mà cũng thật lạ cũng là tài sản Xã hội chủ nghĩa vậy mà nếu là tài sản khác, hoặc đơn giản chỉ cần là gỗ phạm pháp thì án kêu rất nặng, còn những khu rừng trị giá rất lớn, nhiều khi không thể tính bằng tiền mất đi, lâm sản trong đó kể cả gỗ nhỏ, gỗ to trên đó đều bị đốt bỏ, chỉ đổi lại bằng những bản án nhẹ nhàng.

Mà có lẽ trong lịch sử chưa có một cuộc chiến nào khó khăn đến vậy như cuộc chiến để giữ rừng, bởi lẽ những người làm lâm nghiệp chúng tôi đang phải "kháng chiến chống lại chính nhân dân mình ", nói thì nghe bi quan nhưng thực sự gần như là thế, vì những người trực tiếp đứng ra phá rừng kia, không ai khác hơn lại thường chính là những người dân cùng đường nghèo khổ, những người phải đành đoạn phải tự rứt bỏ quê hương mình, ra đi tìm một vùng đất mới nơi sâu thẳm của rừng thiêng nước độc để tránh sự quản lý của chính quyền nơi sở tại, bất chấp những gì đang đón đợi, chỉ để nuôi một tí teo hi vọng, mưu cầu một cuộc sống tốt hơn. Chúng tôi những người lâm nghiệp có thể làm gì khi gặp họ? có khi còn phải nhường cả khẩu phần đi rừng ít ỏi của mình để cứu đói, khi thấy thức ăn của họ đã cả tháng trời qua chỉ là những nắm lá rừng, rồi dở khóc dở cười với các quyết định triệt phá những thành quả gieo trồng của họ để giữ lại cho rừng một cơ may tái tạo. Có người còn bảo mất rừng là do ngành lâm nghiệp khai thác quá, muốn không mất rừng phải đóng cửa rừng. Nhưng nào phải vậy, khai thác thì phải theo quy trình và rừng có khai thác thì mới làm ra của cải vật chất cho xã hội, có kinh phí quản lý bảo vệ và đầu tư phát triển rừng đó mới là cách bảo vệ rừng bền vững.

Balmé 052003

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác