RỪNG TRONG VƯỜN CẢNH, CÔNG VIÊN.

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4357
  • Tổng lượt truy cập 11,293,172

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 10:35 am

RỪNG TRONG VƯỜN CẢNH, CÔNG VIÊN.

Category: Chuyện Đắk Lắk, chuyện Ban mê, Tag: Buôn Ma Thuột,Đắk lắk,Linh tinh khác,tây nguyên
09/07/2008 02:06 pm

Vườn cảnh là những khu vườn được xây dựng với mục đích làm cảnh phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch. Ở vườn cảnh, việc làm vườn đã được nâng lên thành một nghệ thuật. Trong vườn cảnh, cây cỏ, hoa, đá và nước ... đều được sắp xếp, tôn vinh để trở thành những vật, cảnh trí có thể làm cảnh. Có ba loại vườn cảnh được nhiều người biết đến và lấy làm khuôn mẫu, đó là Vườn Nhật, vườn Trung Hoavườn Châu Âu. Ở Việt Nam cũng có nhiều Vườn cảnh cổ đẹp, đáng chú ý như các nhà vườn Huế, các vườn cảnh cổ ở các lăng mộ vua chúa, trong Tử cấm thành triều Nguyễn... Trong các vườn cảnh Việt Nam thường mang đậm dấu ấn của những khu vườn Trung Hoa với các hòn non bộ, hồ nước, thủy đình; các lầu hóng gió, ngắm trăng... nhưng lại cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi phong cách vườn Nhật. Đây cũng là một trào lưu chung của thế giới vì hai loại vườn trên đều đã quá nổi tiếng. Tuy nhiên, khác với hai loại vườn trên, ở vườn Việt Nam yếu tố dân dã và mộc mạc lại luôn được đề cao, coi trọng; đó là những nét rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê như bụi tre, nhà tranh, cây cau vương vít bụi trầu, giếng nước, những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng của các miền.

Tuy các loại vườn cảnh có các phong cách khác nhau như Vườn Nhật, vườn Trung Hoa, vườn Châu Âu và cả vườn cảnh Việt Nam. Nhưng tựu chung lại, yếu tố cây cối vẫn là điểm không thể thiếu. Ở những khu vườn nhỏ thì Ba cây làm đã nên non, nhưng với những vườn cảnh lớn thì cứ phải gọi là có cả  một rừng cây trong vườn mới được coi là hoành tráng.

Ở  vườn Châu Âu, thường là các khu vườn quanh các lâu đài cổ tráng lệ, vườn cảnh luôn có công thức: Quanh nhà là vườn hoa rực rỡ màu sắc, kế đến là những bãi cỏ rộng và xa hơn nữa là cả một cánh rừng với cây cối cổ thụ và nét đẹp cổ kính đương nhiên đem đến đựơc không chỉ do  kiến trúc mà từ cả  những cánh rừng này.

Ở Vườn Nhật, vườn Trung Hoa và cả những khu vườn cổ Việt Nam nữa thì phong cách thường nghiêng về trường phái thiền. Cây xanh được coi trọng hơn là sắc màu rực rỡ của cỏ, hoa nhưng rừng cây thì vẫn là nét đẹp không thể thiếu. Công thức thường thấy là rừng, đồi và những hồ nước lớn. Người ta thường dựa vào thế đất của những đồi cao hoặc đào hồ, đổ đất đắp đồi để trồng lên đó một rừng cây, xong thì làm những con đường đi dạo uốn lượn đẹp như tranh vẽ, men theo triền dốc, bờ hồ.

Vườn hiện đại, tức các vườn công viên ngày nay, cây cối thường không còn  tập trung tạo thành rừng để làm hậu cảnh,  mà thường được trồng phân tán để làm cây bóng mát che bóng cho người vào chơi, sinh họat trong vườn. Tuy nhiên tỉ trọng cây xanh vẫn  là điều tiên quyết và rất cao.

Các thành phố ngày nay, Buôn Ma Thuột cũng không phải là ngọai lệ, thường là mỗi ngày thêm mở rộng và đông đúc, đất thực sự là tấc đất tấc vàng. Nếu các nhà quy họach không dám mạnh dạn bỏ cái lợi trước mắt  sẽ khó có chỗ cho cây xanh trong nội ô thành phố. Vì vậy, việc mở rộng diện tích công viên luôn phải được coi trọng đúng mức. Thiết nghĩ, nó chính là  một giải pháp hài hòa để góp phần giữ gìn độ che phủ tối thiểu và cả nâng cao chất lượng sống cho người dân nữa. Điều này chẳng phải đáng được quan tâm ủng hộ lắm sao?./.

Balmé 022006

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác