Buôn Ma Thuột còn có bóng Kơ nia?

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2555
  • Tổng lượt truy cập 11,489,179

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 11:14 am

Buôn Ma Thuột còn có bóng Kơ nia?

Category: Chuyện Đắk Lắk, chuyện Ban mê, Tag: Ban mê,Buôn Ma Thuột,Du lịch,Đắk Lắk,Linh tinh khác,Tây nguyên
09/18/2008 08:50 pm

Không biết cái đẹp, chất thơ của bài hát Bóng cây Kơ nia, hay câu chuyện vui về một loài cây có rễ dài nhất thế giới ( vì mọc ở miền Trung mà uống nước nguồn tận ngoài miền Bắc, bắt nguồn từ chính một câu trong bài hát nói trên) làm người ta biết đến loài cây này nhiều hơn? Nhưng thực sự thì Cây Kơ nia quả là một loài cây gây được nhiều ấn tượng!

Đây là ảnh cây Kơ nia cổ thụ ở sân sau nhà Văn hóa trung tâm, gần ngã 6

Kơnia hay còn gọi là Cốc, Cầy là một loài cây thân gỗ lớn rừng tự nhiên, cao 15-30m, đường kính 40-60 cm. Tên khoa học là: Irvingia malayana, thuộc họ Ixonan.

Là cây rừng thường xanh, có tán hình trứng, đẹp, rậm rạp lại có màu lục sẫm đặc trưng nên rất dễ nhận biết từ xa ( Tuy nhiên hình như cũng còn có một loại khác tán thưa, người ta gọi đó là Kơ nia giống cái, có số lượng ít hơn nhiều so với loại có nét đặc trưng trên). Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, vì vậy rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng. Mặt khác do tính chất cơ lý rất đặc biệt của loài cây này là cho gỗ rất cứng, khi đã khô thì cưa xẻ chào thua nhưng lại cực kì dễ mối mọt, nên thường được cánh khai thác ưu tiên… để lại.

Phải chăng vì những lý do ấy mà loài cây này còn rất nhiều trong các vùng dân cư, trên nương rẫy của đồng bào… và người từ nơi khác đến thì luôn có một tâm lý háo hức kiếm tìm, để được xem tận mắt bóng dáng cây Kơ nia, loài cây đã đi vào câu hát và là loài cây có bộ rễ dài nhất thế giới như người ta vẫn hào hứng tuyên truyền. Tuy nhiên, năm tháng qua đi, lòng người biến đổi, người dân tộc thiểu số ở tây nguyên bớt sợ nó hơn và họ dần dần ít ngại ngần phá bỏ chúng để đổi lại chút lợi ích kinh tế. Rồi thì công nghệ chế biến cao cũng khiến cho những loài cây có giá trị sử dụng thấp nay lại lên ngôi vì nguồn cung cấp dồi dào, rẻ tiền… đến một lúc bất chợt nhìn lại, ta bỗng giật mình bởi còn có ít lắm rồi những bóng cây Kơ nia.

Một ví dụ điển hình là ở Buôn Ma Thuột, nơi bắt đầu hình thành từ một buôn làng đồng bào dân tộc tại chỗ, nay phát triển rộng hơn, nên có thêm rất nhiều buôn khác nằm lọt thỏm trong lòng thành phố, vậy mà tìm khó lắm một bóng Kơ nia! Ngay cả Khu Biệt điện phong phú cây xanh là vậy cũng không có bóng một cây nào, nếu không tính đến cây Kơ nia hai năm tuổi bé tí ti, mới được Lâm trường Chư Ma Lanh tặng, trồng hôm lễ phát động trồng cây nhân ngày 5/6/2005- ngày Môi trường Thế giới.

Ở Toà án tỉnh và trong khuôn viên Bia Lạc giao mỗi nơi cũng có trồng  một cây nhưng mới chỉ 3-4 năm tuổi, còn bé tẹo nên cũng chẳng dám đem ra khoe. Thật là buồn nếu muốn giới thiệu với bạn bè từ nơi xa đến về một loài cây huyền thoại lại phải đi vào mãi tận huyện Lắk, Buôn Đôn? Rất may không phải vậy ở Buôn Ma Thuột, Kơ nia vẫn đang còn đấy, nhưng phải thực chú ý mới thấy. Như ngay từ cửa sổ tầng 2 nhà tôi, cũng có thể nhìn thấy ở xa xa, trên ngọn đồi phía sau Bệnh viện thành phố một cây Kơ nia đơn lẻ, không to lắm, đường kính chắc vào khoảng 40 cm, được nhận ra bởi cái tán xanh đậm rậm rạp đặc trưng, tuy nhiên tôi cũng không chắc lắm vì chưa biết làm cách nào vào tận nơi để “xem tận mắt, bắt tận tay “ cho sự thực được hai năm rõ mười. Một cây nữa tôi muốn được giới thiệu với mọi người để tiện đường giới thiệu khách tham quan. Cây Kơ nia này là một cây Kơ nia thuộc hàng cao tuổi, lại rất tiện đường và nằm không xa trung tâm thành phố, cách khoảng 4km thôi, đoạn cuối đường Phan Bội Châu thuộc tỉnh lộ 8 đi huyện Ea súp, Buôn Đôn, gần đường vào Khu xử lý nước thải – phường Thành Nhất của Thành phố, lại mọc ngay lề đường nên có lẽ sẽ có rất nhiều người Buôn Ma Thuột biết đến. Tuy nhiên, Cây Kơ nia này cũng có quá ít người biết đến, có lẽ do nó thuộc giống cái như tôi đã phân biệt ở trên nên tán cây thưa, không có nét đăc trưng của Kơ nia, làm nhiều người thường ngày đi qua mà chẳng biết? Và còn đây mới thực sự là một bất ngờ thú vị, tôi muốn dành cho các bạn. Một cây Kơ nia cổ thụ hẳn hoi, gốc to 2 người ôm, lại nằm ngay giữa trung tâm thành phố, cách ngã 6 trung tâm chỉ non hai trăm mét. Cây Kơ nia này nằm ngay sân sau của nhà văn hóa trung tâm tỉnh, vậy mà thật lạ kỳ, nó qúa ít được mọi người quan tâm để y, có lẽ chẳng phải vì sự vô tâm của người dân Buôn Ma Thuột, hay những nhà kinh doanh du lịch tỉnh nhà mà cũng vì lí do như của cây Kơ nia phường Thành Nhất, nó là cây Kơ nia giống cái, nên không có nét đặc trưng dễ nhận dạng của loài cây này? Tuy nhiên với vị trí và giá trị đặc biệt của no, đáng ra ngành Du lịch tỉnh nhà cần có một sự quan tâm đặc biệt hơn nữa, hãy đưa địa điểm này vào bản đồ du lịch thành phố, không lý đây lại không đáng để được xem là một sản phẩm du lịch đặc thù? Hi vọng những cây Kơ nia ở Buôn Ma Thuột này và cả những cây khác mọc gần thành phố nhưng không thuận đường, ít người biết đến nữa, sẽ sớm được các cơ quan chức năng quan tâm để ý gìn giữ, để Buôn Ma Thuột may quá vẫn đang còn lưu giữ được những bóng cây Kơ Nia cuối cùng, để làm nét đẹp riêng có cho chính mình ./.

Balmé 082005

Viết thêm: Mọi người cứ nghĩ ương Kơ nia thật khó, thực sự chả phải vậy. Chẳng qua là do nó có vỏ quá dày nên khó ương thôi, nếu muốn ương phải đập nhẹ cho 2 vỏ gỗ nứt sơ, nước có dễ ngấm vào hạt mới nảy mầm được. Ở ngòai tự nhiên, hạt chỉ nẩy mầm sau 2-3 năm là lúc vỏ gỗ đã mục và là những hạt rơi vào những chỗ thích hợp tránh được sự dòm ngó của chồn, sóc và cả của con người nữa. Thật ra ở gốc cây nào trong rừng cũng có Kơ nia con mọc đầy mà người ta lại ít trồng nên chả cần nghĩ đến chuyện gieo ươm làm gì cho mệt cả.

Lời bình: Ở trong  Vườn Trohbư ngày xưa cũng có một gốc Kơ nia cổ thụ và một ít Kơ nia nhỡ nhỡ. Nhưng thật tiếc vì tất cả đều đã bị chặt trộm trong những ngày đầu nhộm nhọam khiến giờ người ban mê phải lay hoay trồng lại chả biết đến bao giờ mới có cây to.

 

Blue at 10/14/2009 11:14 pm comment

http://www.bqllang.gov.vn/?para=detail&catId=22&NewsId=741&lang= À... thì ra thế !!! Vậy mà em cứ tưởng rễ nó bò ra tận miền Bắc thật không đấy hihi... rõ là ngốc thật. Cám ơn anh nha!

Nhưng mà đúng thật thế chứ lị, Chúc em luôn vui nha!

Blue at 10/14/2009 07:15 pm comment

Làm sao biết được là rễ nó uống nước tận miền Bắc, dựa vào đâu mà người ta tuyên bố như vậy ? Có cuộc nghiên cứu hay khảo sát gì về cây Kơnia k anh?

Em vào google đánh từ khóa " Kơ nia uống nước miền Bắc" là yên tâm ngay ấy mà!

Blue at 10/13/2009 11:30 pm comment

Anh ơi, có thật là cây Kơnia có bộ rễ dài nhất thế giới k anh?

Rõ ràng rồi còn gì nữa em, vì nó ở tây nguyên mà rễ thì thò ra uống nước nguồn tận miền bắc mà em

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác