Câu chuyện lửa trại số 9

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4784
  • Tổng lượt truy cập 11,293,599

Fanpage facebook

Ngày đăng: 02/12/2016, 09:17 am

Câu chuyện lửa trại số 9

Cắm trạiTiện nghi ở trại - Đất trại - Trang bị đi trại - Dựng lều - Dựng bếp - Giữ trại sạch sẽ Một số người cho rằng "ở trại sống khổ". Phải, một lính mới có thể thấy cuộc sống ở trại là khổ và thiếu tiện nghi. Nhưng với một hướng đạo sinh thành thạo thì đó không phải "sống khổ" vì anh ta biết tự chăm sóc bản thân mình và làm cho mình thoải mái. Nếu không có lều, anh ta không ngồi đó run rẩy càu nhàu mà sẽ bắt tay vào dựng cho mình một chiếc lều: chọn một vị trí tốt để không bị nước ngập khi mưa lớn, sau đó nhóm lửa trại và lấy dương xỉ hoặc rơm để làm cho mình một chiếc nệm êm ái.Hướng đạo sinh thành thaọ rất tài xoay xở, đặc biệt khi gặp khó khăn và thiếu thốn tiện nghi. Đất trại Khi đi cắm trại em sẽ phải quyết định xem cắm trại ở đâu và loại trại gì. Trại càng gần nhà thì càng giảm được phí tổn di chuyển. Theo tôi, nơi cắm trại tốt nhất phải ở trong hoặc gần rừng nơi bạn được phép chặt củi và dựng chòi. Vậy nếu em biết một chủ đất trong vùng lân cận có thể cho em dùng một góc rừng của họ là "xong ngay". Trong rừng đất có thể lầy lội và cây có thể nhỏ nước xuống trong thời tiết ẩm ướt. Phải lưu ý việc đó. Nếu em dựng được một chiếc chòi không dột thì em không cần đến lều bạt.Bờ biển có thể trở thành nơi cắm trại thú vị nếu ở đó có thuyền và có thể tắm. Đôi khi em có thể có nhà thuyền để ở. Đừng quên rằng em sẽ cần nước sạch và một ít củi nhé. Em có thể đi lên núi, ra đồng hoang, bờ sông và xin phép cắm trại ở đó . Khi chọn đất cắm trại phải luôn tính đến khả năng trời có thể mưa và gió. Chọn địa điểm khô ráo nhất và được che chắn tốt nhất, không xa nguồn nước. Cần nhớ rằng nguồn nước là điều quan trọng nhất và đảm bảo rằng nước uống của em sạch sẽ. Trại di động (còn gọi là trại bay)Thay vì trại cố định, nhiều em thích trại bay hơn. Thật là thú vị khi được chu du đến những nơi mới mẻ và mang theo trại bay. Nhưng nếu thế thời tiết cần phải tốt. Khi lên kế hoạch trại di động, việc đầu tiên là chọn và đánh dấu trên bản đồ nơi đến và nơi sẽ dừng chân qua đêm. Mỗi ngày di chuyển khoảng 5 dặm là vừa sức. Em có thể cần đến "xe kéo" để vận chuyển lều, chăn, tấm trải không thấm nước... Cuối mỗi ngày di hành em cần xin phép chủ nông trại nơi đó để được cắm trại trên đất của họ, hoặc dùng kho cỏ của họ để ngủ qua đêm, đặc biệt khi thời tiết ẩm ướt. LềuTrước khi chọn kiểu lều, em cần quyết định mình sẽ dùng trại cố định hay trại bay. Với trại cố định, nghĩa là không cần di chuyển, tôi thích loại các nhà thám hiểm hay dùng gọi là lều có vách hay lều chữ A. Về tiện nghi thì không có loại lều nào sánh bằng. Nếu có thêm một tấm phủ ở ngoài nữa thì khỏi sợ dột, sờ vào mái bên trong cũng không thấy nước thấm, và tấm phủ sẽ giữ cho lều mát trong thời tiết nắng nóng và ấm khi trời sương giá. Lều hướng đạo nhỏ hơn cũng tốt nếu mỗi đội có hai cái trở lên. Em có thể tự làm lều của mình trong các tháng mùa đông - có thể đây là cách làm hay nhất vì nó ít tốn kém. Nếu đồng thời làm thêm một hai cái nữa để bán kiếm lời thì càng tốt hơn đấy chứ. Chi phí để mua lều có thể đắt đỏ với em, nếu thế em vẫn có thể thuê lều cũ trong khoảng một tuần hoặc hơn với chi phí rẻ hơn. Trang thiết bị trạiViệc tiếp theo là chuẩn bị các dụng cụ ở trại - tức là đồ đế nấu nướng, xô thùng, dụng cụ... Sau đây là bảng kê một số dụng cụ phục vụ trại cố định, nhưng không phải tất cả là cần thiết cho một trại qua đêm hay trại di động.Dùng cho lều: xô/thùng, đèn lồng, nến, diêm, vồ (để đóng cọc), chậu, xẻng, rìu, cuộn dây, cờ đội và đai để treo đồ lên lên sào đỡ mái lều. Cho bếp: chảo hoặc xoong hầm thịt, chảo rán, ấm đun nước, vỉ nướng, diêm, xô, dao chặt thịt, muôi, dẻ lau, túi đựng khoai...Cho mỗi hướng đạo sinh: tấm trải không thấm nước, hai chiếc chăn, dây hoặc đai để buộc các thứ đó lại, nệm rơm (làm ở trại, cần có dây và rơm), túi khẩu phần. Điều quan trọng là phải có túi ngủ hoặc chăn để mỗi em có một "giường" riêng. Đồ cá nhân: mỗi em cần có: Bộ đồng phục hướng đạo sinh đủ bộ, kể cả mũ.Quần áo ngủ hoặc đồ thay để ngủÁo len dài tay, áo mưa, giày dự phòng, đồ tắm, khăn tắm, khăn mùi soaĐồ để may vá, đĩa, cốc hoặc ca, dao, dĩa, thìaDiêm, túi dết hoặc ba lôXà phòng, lược, bàn chải, kem đánh răng trong túi dành cho nhà tắm.Một người đi trại lão luyện thường mang theo trong đồ cắm trại của mình ba hoặc bốn túi vải lanh để đựng thực phẩm. Tất nhiên là phải chuẩn bị trước các thứ đó trước khi đi trại. Túi khẩu phần chỉ cần rộng khoảng 10cm và dài 28cm, cần phải có dây buộc hoặc mép dính được ở cổ. Khi chuẩn bị đi cắm trại, bạn cũng nên mang theo vài túi to hơn để đựng những đồ lặt vặt ở trại, ví dụ như dây nhỏ, cúc áo dự phòng, hộp kim chỉ, kéo…Tôi còn có túi vải lanh để đựng giày bốt và cho vào ba lô chung với quần áo, ngăn không cho nó dây bẩn ra quần áo. Thức ăn: nếu mang theo thịt tươi thì cần đảm bảo nó vẫn còn tươi. Lưu ý trứng, gạo và yến mạch thì bảo quản được lâu, hoa quả thì ngon và dễ nấu chin. Sô-cô-la rất hữu ích ở trại và khi đi đường. Một loại bánh mì dùng cho khi đi cắm trại được người Boers và đa phần thợ săn Nam Phi dùng là bánh mì bít cốt. Bánh này rất dễ làm. Mua một ổ bánh mì về, cắt thành lát dày hoặc khối vuông rồi cho vào lò nướng hoặc nướng trên lửa cho đến khi bánh thật cứng. Bánh bít cốt tiện lợi hơn bánh mỳ nhiều, Ở trại bánh mì mềm dễ bị ẩm, chua và chóng hỏng. Dựng trạiTrong hướng đạo các lều không cắm thành hàng lối như trong trại quân sự mà phân tán cách nhau khoảng 50 đến 100 mét xung quanh lều huynh trưởng ở vị trí trung tâm cùng với cờ đoàn và khu lửa trại. Dựng lềuSau khi đã chọn được điểm cắm trại cần dựng lều sao cho gió không lùa vào cửa.Nếu có mưa to hãy đào một rãnh nhỏ sâu khoảng 10cm quanh lều để lều không bị ngập nước. Rãnh này phải xuôi dốc để đưa nước ra xa khỏi lều. Đào một lỗ nhỏ bằng khoảng chén nước ở bên chân trụ để nhấc trụ vào khi trời mưa. Làm thế để làm chùng các dây lều vốn sẽ bị co rút khi bị ướt.  Nguồn nước Nếu có dòng suối hay nguồn nước gần khu trại thì cần giữ cho nơi lấy nước uống được trong và sạch. Xa hơn về phía hạ lưu có thể dùng làm nơi tắm rửa và giặt giũ… Nếu nguồn nước uống không được sạch em có thể bị bệnh đấy.Nước nào cũng chứa vô số vi khuẩn gây bệnh, chỉ có thể thấy được qua kính hiển vi vì chúng quá nhỏ. Một số vi khuẩn khá nguy hiểm, một số thì không nhưng khó để biết loại nào thì nguy hiểm, loại nào thì không cả. Vì thế nếu em có nghi ngờ gì về nguồn nước hãy tiêu diệt hết vi khuẩn bằng cách đun sôi nước lên. Sau đó để nước nguội rồi hãy uống. Khi đun sôi nước, đừng tắt bếp ngay mà hãy để sôi trong khoảng 15 phút, khi đó mới diệt được vi khuẩn.  Bếp núc Nơi nấu bếp phải ở dưới gió hoặc ở nơi mà khói và tàn bếp không bay vào các lều. Chi tiết về cách dựng bếp được mô tả ở các phần sau. Hướng đạo sinh thành thạo luôn giữa bếp sạch sẽ vì nếu có thức ăn vương vãi ruồi sẽ đến mang theo rất nhiều vi khuẩn, làm bẩn thức ăn và do do có thể gây bệnh cho hướng đạo sinh. 
Một số ghi chú dành cho cha mẹ
Cắm trại là một thú vui lớn trong hướng đạo, rất hấp dẫn với trẻ em và cũng là cơ hội rèn luyện các em sự tự tin, tháo vát và khỏe mạnh hơn. 
Những phụ huynh chưa từng được trải nghiệm đời sống ở trại thì nghi ngại có thể quá cực khổ và nguy hiểm cho con mình. Nhưng khi thấy con trở về đầy vẻ mạnh khỏe và hạnh phúc, lại tỏ rõ tinh thần nam nhi và thân thiện trong đời sống của các em, họ không thể không đánh giá cao những điều tốt đẹp mà một lần sống ngoài trời đã mang lại cho con họ. 
Thế nên tôi thực lòng hy vọng quý vị sẽ khuyến khích các con đi cắm trại mỗi khi có thể
Thế nên phải giữ bếp và khu vực xung quanh lúc nào cũng sạch sẽ. Cách làm như sau: đào hai hố, một khô một ướt. Hai hố này rộng nửa mét và sâu nửa mét. Phủ lên miệng hố ẩm một lớp cỏ hoặc rơm để khi đổ nước mỡ bẩn xuống qua lớp này thì mỡ không lọt xuống đáy hố làm hố bị tắc. Mỗi ngày phải đốt lớp cỏ rơm cũ và thay bằng lớp mới. 
Mọi rác thải khác thì cho vào hố khô. Với lon thiếc cần cho vào lửa đốt trước rồi đập dẹt trước khi vứt vào hố. Nên đốt hêt mọi thứ dễ cháy vì nếu không hố sẽ nhanh đầy lắm. Mỗi tối cần phủ lên rác một lớp đất.Hố xíMột việc quan trọng nữa ảnh hướng lớn đến sức khỏe của Hướng đạo sinh là việc đào hố để làm hố xí. Tìm đất đào hố xí là việc đầu tiên cần làm khi đến khu cắm trại sau đó phải đào hố xí và che chắn xung quan rồi mới dựng lều, nhóm bếp... Hố cần sâu 60cm, dài 90cm và rộng 30cm để có thể ngồi xổm lên, mỗi chân trên một bờ hố. Mỗi lần đi cầu xong phải rải đất lên và sau vài ngày cần phủ lên một lớp đất cho kín. Để đi tiểu tiện cũng cần đào một cái hố riêng rồi rải xuống đó một lớp đá để dễ thoát nước. Cắm trại dù một đêm cũng cần đào hố xí. Nếu em đang ở cách xa trại mà muốn đi cầu thì cũng phải đào một cái hố sâu vài chục cm rồi lấp lại sau khi đi xong. Nếu không làm thế thì không những gây mất vệ sinh cho khu vực đó mà còn làm cho các chủ đất không muốn tiếp tục cho Hướng đạo sinh đến cắm trại lần sau. Các Hướng đạo sinh hãy nhớ điều này nhé. Thời khóa biểu ở trại:Đây là hai thời khóa biểu cho các em tham khảo:Tắm và bơi Khi ở trại việc tắm gội sẽ là niềm vui và cũng là bổn phận của bạn - là niềm vui bởi thích thú, là bổn phận vì chỉ Hướng đạo sinh nào biết bơi và biết cứu người đuối nước thì mới thực sự là Hướng đạo sinh cừ. Nhưng khi bơi lội hướng đạo sinh cần phải cẩn trọng để ứng phó với mọi mối nguy:Mối nguy đầu tiên là chuột rút: Nếu nhảy xuống tắm trong vòng 1,5h sau khi ăn xong, lúc thức ăn trong bụng chưa được tiêu hóa hết thì em rất dễ bị chuột rút. Chuột rút làm cả người co rúm vì đau vô cùng đến độ bạn không thể cử động chân tay và thế là chìm ngỉm. Nếu chẳng may chết đuối thì cũng là do lỗi của em thôi. Khi cả đội tắm phải luôn cử một nhóm trực tắm gồm hai tay bơi giỏi, họ không xuống bơi nhưng mặc đồ tắm và luôn sẵn sàng nhảy xuống nước bất kỳ lúc nào để giúp đỡ người đang bơi nếu thấy anh ta gặp nguy hiểm. Hai người trực tắm không được tắm cho đến khi tất cả đã lên bờ, và khi họ tắm phải có phao cứu hộ.Nhiều em đã chết đuối mỗi kỳ nghỉ hè do bất cẩn không nghĩ đến những điều trên. Thế nên các em chỉ được phép tắm ở những nơi an toàn và có sự giám sát chặt chẽ nhé.  Xâm nhập trái phép Phải cẩn thận xin phép chủ đất trước khi đi vào phần đất của họ. Muốn đi qua phần đất của họ thì em phải xin phép họ, hầu hết mọi người sẵn sàng cho em đi qua nếu em gặp họ và nói em là ai và em muốn làm gì. Khi đi qua khu đất của họ hãy nhớ những điều sau:1. Thấy cổng thế nào thì cứ để nguyên như thế2. Hạn chế tối đa việc quấy rầy gia súc và thú vật3. Không gây hư hại cho hàng rào, cánh đồng và cây cốiNếu bạn cần đun củi thì phải xin chứ không được tự tiện lấy. Cẩn thận không được rút cây khô mà người ta đan vào hàng rào để che rào. Anh lười ở trạiTrại là nơi rộng rãi nhưng không có chỗ cho người nào không muốn nhận phần việc của mình, trốn việc hoặc hay cằn nhằn. Đội ngũ hướng đạo sinh cũng không có chỗ cho những người như thế, huống hồ ở trại. Ai cũng phải làm phần việc của mình, và vui vẻ làm để tạo sự thoải mái cho tất cả mọi người. Nhờ đó mà tình bạn của mọi người càng khăng khít hơn. Chỗ ngủ ở trạiCó nhiều cách để tạo ra một nơi ngủ thoải mái ở trại, thường thì bạn cần trải một tấm bạt không thấm nước để nằm lên. Có thể lấy cỏ, rơm hoặc dương xỉ trải lên một lớp dày xuống dưới để làm một cái nệm êm.  Chắc ít ai hình dung ra trên thân thể mình có bao nhiêu góc cạnh cho đến khi bạn phải ngủ trên nền đất cứng không có cỏ hoặc rơm để lót. Chỗ nhạy cảm nhất là xương chậu. Và nếu bạn phải ngủ trên nền đất cứng thì bí quyết để thấy thoải mái là khoét một lỗ trũng nhỏ cỡ bằng cái chén để khi nằm phía xương chậu khớp vào đó. Làm thế khi ngủ bạn sẽ thấy khác ngay. Giấc ngủ ban đêm là điều quan trọng; người không ngủ ngon trong đêm sẽ sớm mệt mỏi và không thể làm tốt công việc trong ngày như người đã ngủ ngon được. Vậy các bạn nên làm cho mình một tấm nệm rơm dày mà ngủ nhé. Cách làm nệm:Để làm nệm hãy tạo một thiết bị dệt và dệt một tấm nệm từ dương xỉ, rơm, cỏ... dài 2 mét rộng 1 mét. Thiết bị dệt này cũng dệt được ra những tấm thảm rơm để làm lều, nơi trú ẩn hoặc vách ngăn (xem trang 133). Một cách khác là làm một cái túi ngủ lớn bằng vải bạt hay vải lanh bền chắc, dài khoảng 1.8 mét rộng 1 mét, rất tiện cho việc cuộn lại để mang đi. Khi đến trại hãy kiếm rơm, lá hay dương xỉ bỏ vào, thế là đã có ngay một tấm nệm êm ái. Gối cũng là một vật cần thiêt khi nghỉ ở trại. Lấy hoặc làm một cái bao gối dài 60cm, rộng 30 cm, vừa làm túi đựng quần áo ban ngày và độn quần áo vào ban đêm để làm gối. Tôi thương dùng ủng làm gối, cuộn lại và lấy vải bọc vào để chúng không rời ra.Một số mẹo ở trại Có thể làm một cây cắm nến ở trại bằng cách uốn cong một đoạn dây điện thành một cái lò xo xoắn; hoặc dùng một cái que nứt gắn vào khe trên tường; hoặc cắm nến thẳng đứng trên một cục đất sét hoặc trong một cái lỗ khoét ở củ khoai tây.  Có thể làm bóng che gió cho nến bằng cách cắt bỏ phần đáy của một cái chai và úp lộn ngược cổ chai xuống che cho cây nến. Cắt đáy chai bằng cách cho 30 - 45 cm nước vào chai và đặt chai vào lớp than hồng của đống lửa cho đến khi chai nóng và phần đáy chứa nước bị nứt ra. Một cách khác để cắt đáy chai là buộc một đoạn dây quanh thân chai, kéo mạnh dây qua lại chà sát vào chai cho đến khi tạo thành viền nóng quanh thân chai, lúc đó chai sẽ nứt phần đó ra luôn hoặc sau khi cho vào nước lạnh. Nhưng chú ý nhé, cắt thủy tinh là việc nguy hiểm ở trại đấy. Cách ngồi xổmKhi cắm trại ở nơi ẩm ướt nên biết cách ngồi xổm để không bị bẩn quần. Ngồi xổm chứ không ngồi bệt nhé. Người da đỏ hay ngồi trên gót chân họ, nhưng cách này sẽ nhanh mỏi nếu em không tập quen từ nhỏ. Sẽ dễ dàng hơn nếu em kê ở dưới một cục đá có một mặt nghiêng hoặc một khúc cây dưới gót chân.  Nhóm lửa Người da đỏ nhóm lửa rất khéo léo. Họ có 4 loại lửa: Lửa Hội Đồng bên trong lều teepee có tính chất trang trọng. Lửa Thân Thiện - lớn hơn Lửa Hội Đồng - cho cả làng sưởi ấm. Lửa Tín Hiệu được nhóm lên để gửi tín hiệu khói. Lửa Nấu Ăn là ngọn lửa nhỏ với than hồng rừng rực. Hướng đạo sinh cũng dùng các loại lửa đó. Dọn quang khu đốt lửaTrước khi nhóm lửa nhớ làm như thợ rừng vẫn thường làm, đó là dọn sạch cỏ, lá khô, dương xỉ để lửa không lan ra cỏ hoặc cây bụi xung quanh. Nhiều đám cháy rừng lớn đã xảy ra do các cậu nhóc "lính mới" nghịch lửa mà làm như nhóm lửa trại. Khi thấy cỏ có nguy cơ bắt lửa thì để sẵn vài cành cây hay bao tải cũ xung quanh để dập.Hướng đạo sinh phải luôn cảnh giác để dập các bụi cây bốc cháy bất ngờ, đó cũng là Việc Tốt đối với chủ đất hay đối với người có đàn gia súc hay mùa màng quanh đó. Nhóm bếp củiNhóm lửa mà chỉ biết lý thuyết suông thì chẳng có ích gì. Cách duy nhất là chú ý tới những lời hướng dẫn và sau đó thực hành việc tự mình xếp củi và nhóm lửa.Trong quyển sách Hai chú nhóc hoang dã, cách nhóm lửa đã được viết thành thơ như sau:"Trước tiên là vỏ cây khôTiếp bỏ cành chết cho vô cháy liềnCủi thông vào nước sủi lênNhìn lửa cứ tưởng ngồi bên lửa nhà" Cái sai lầm thông thường ở người mới học nhóm lửa là cố nhóm một đống lửa thật lớn. Thợ rừng chẳng bao giờ làm thế cả - họ chỉ dùng lượng củi đủ cho đống lửa họ cần. Trước tiên phải kiếm củi đã. Cành tươi mới chặt hay cành cây mục đã nằm lâu trên mặt đất đều không tốt. Hãy xin phép để bẻ cành chết trên cây để làm củi. Để nhóm lửa, bạn hãy xếp vài cây củi trên mặt đất, nhất là khi đất ướt. Sau đó xếp mồi nhen lên đó – dăm bào, mảnh gỗ vụn hoặc bất cứ thứ gì dễ bắt lửa từ diêm. Sau do dùng cành nhỏ, vụn gỗ, củi khô dựng thành hình kim tự tháp phía trên mồi nhen, đó là củi nhen. Có thể làm củi nhen bằng cách đẽo những lưỡi nhỏ trên cây củi khô như hình vẽ. Đó gọi là cây nhen lửa. Sắp sao cho các lưỡi chĩa xuống, khi bắt lửa cây này sẽ cháy rực lên. Xếp thanh củi to hơn lên trên là xong.  Nhóm lửa Sau khi xếp củi xong thì châm lửa vào diêm và châm lửa vào mồi nhen. Khi củi đã thật sự bắt lửa thì thêm nhiều thanh củi to hơn và cuối cùng là súc gỗ. Châm lửa xong "lính mới" thường thổi tắt diêm và vứt đi. Nhưng thợ rừng lão luyện không làm thế, họ sẽ bẻ đôi cây diêm rồi mới vứt. Vì sao? Để khi bẻ mà thấy bỏng tay thì biết cây diêm còn cháy ngầm chứ chưa tắt hẳn. Vài loại bếp lửaLửa nấu nướng cần có than hồng. Muốn thế em xếp 3 súc củi lớn thành hình ngôi sao, giống như các nan hoa của bánh xe chụm lại ở giữa, quy vào đống lửa. Lửa như thế sẽ không tắt được vì thanh gỗ cháy hết đến đâu thì ta đẩy vào đến do và luôn có than hồng trong bếp lửa. Loại lửa này có ngọn lửa nhỏ và ít khói.  Nếu em muốn đống lửa cháy cả đêm đế có ánh sáng và sưởi ấm thì vẫn xếp củi hình ngôi sao với một cây dài trong tầm tay để thỉnh thoảng có thể đẩy vào mà không phải đứng dậy đi thêm củi vào lửa. Muốn giữa lửa âm ỉ trong đêm thì phủ một lớp tro dày lên, sẽ sẵn sàng có lửa dùng vào sáng sớm, chỉ cần thổi vào là lửa sẽ bùng lênVà đây là cách người Bắc Mỹ dùng lửa để sưởi ấm trong lều: Cắm hơi nghiêng hai cọc xuống đất cách nhau độ 4 feet. Đốn một cây có thân to độ 15cm, chặt thành khúc dài khoảng 1.2m. Chồng 3 khúc cây hoặc hơn lên nhau dựa vào hai cọc. Tấm "phản" là lưng lò sưởi. Ba khúc cây sẽ vây chỗ đốt lửa lại. Dựng một kim tự tháp củi chỗ đốt lửa này và châm lửa, hơi nóng sẽ tỏa ra. Dĩ nhiên chỗ đốt lửa cần hướng về phía có gió thổi vào.  Dập lửa Em cần phải rất cẩn thận với lửa. Khi không dùng nữa thì phải xem lửa đã thực sự tắt chưa trước khi rời đi. Để dập lửa hãy rải đất lên rồi tưới nước sao cho không còn chút lửa nào có thể bùng lên trở lại. Cuối cùng lấy một miếng đất có cỏ đã được để cạnh đống lửa trước khi nhóm phủ lên trên để xóa dấu vết. Cái kẹp lửa cũng rất cần khi đi đốt lửa ở trại. Có thể làm bằng một cây gỗ cứng dài khoảng 4 1.2 mét dày 3cm. Gọt ở khúc giữa sao cho bề dày của đoạn đó chỉ còn một nửa, rồi vùi phần đó vào than hồng đủ lâu để có thể uốn cong khúc cây cho 2 đầu chạm vào nhau. Cuối cùng gọt phằng mé trong hai đầu để có thể gắp chắc hơn. Thế là em đã có cái kẹp lửa. Nhóm lửa không cần đến diêmEm sẽ làm gì nếu cần nhóm lửa mà lại không có diêm?Cách các cậu bé thổ dân Zulu biết cách đấy: họ tìm một đoạn cây cứng khoan một cái lỗ trên một miếng gỗ mềm. Quay nhanh đoạn cây giữa hai tay cho đến khi cái lỗ nóng lên thành than hồng và đốt cháy cỏ khô hoặc lớp vỏ cây thành ngọn lửa. Từ Nam Phi đến Úc là khoảng cách hàng ngàn dặm vượt qua đại dương. Thế mà đến Úc em sẽ thấy thổ dân ở đây có nhiều tập quán và mẹo vặt giống của dân Nam Phi.  Người da đỏ ở Bắc Mỹ cũng có cách riêng để làm ra lửa mà các hướng đạo sinh cũng hay dùng: Một tay dựng đứng 1 đoạn gỗ cứng làm trục quay, với một tay nắm bằng gỗ hay đá để bảo vệ lòng bàn tay. Tay kia cầm một cây cung với dây cuốn quanh trục quay để kéo đi kéo lại cho trục quay quay tròn thật nhanh. Mũi trục quay xoáy vào một miếng gỗ mềm được giữ yên bằng bàn chân đạp lên. Từ cái lỗ mà trục quay tạo ra làm thành một đường rãnh ra tới mép miếng gỗ. Than hồng thoát ra từ miếng gỗ sẽ rơi xuống đường rãnh và bắt lửa vào mồi nhen đã để sẵn dưới đầu rãnh ở mép miếng gỗ. Ai đã một lần học cách tạo lửa như thế và biết dùng loại gỗ nào (không phải gỗ nào cũng phù hợp nhé) thì có thể vào rừng sống không cần mang theo diêm mà vẫn có thể giữ ấm mình và nấu thức ăn khi nào mình muốn bằng cách nhóm lửa theo kiểu của thợ rừng. Hong khô quần áo Khi đi cắm trại đôi khi em sẽ bị ướt và thấy mấy chú "lính mới" mặc nguyên quần áo ướt như thế cho đến khi nó tự khô. Hướng đạo sinh dày dặn kinh nghiệm sẽ không để thế bởi rất dễ bị cảm. Khi em bị ướt thì ngay khi có cơ hội hãy cởi quần áo ướt ra và hong khô ngay, cả khi không có áo quần khác để thay. Tôi đã nhiều lần phải làm thế: phải cởi trần truồng ngồi dưới gầm xe ngựa chờ để hong khô bộ quần áo duy nhất của mình trên đống lửa.Để hong khô quần áo hãy làm một đống than hồng, lấy cây và que làm thành một cái lồng giống như hình tổ ong và chụp quần áo lên cái lồng đó, quần áo sẽ khô rất nhanh. Trời nóng mà mặc áo quần ướt đẫm mồ hôi cũng rất nguy hiểm. Khi còn ở Tây Phi tôi luôn mang theo dự phòng một cái áo sơ mi vắt ở sau lưng, tay áo buộc quanh cổ. Cứ khi nào dừng lại nghỉ chân tôi lại cởi chiếc áo đẫm mồ hôi ra và mặc chiếc áo khô mà tôi đã mang trên lưng phơi nắng vào. Nhờ cách này mà tôi không bị ốm trong khi hầu như ai cũng bị. Sự sạch sẽKhu trại cần luôn được giữ sạch sẽ và gọn gàng để ruồi không bu đến (như tôi đã nói ở trên) và bởi đó là thói quen của hướng đạo sinh, luôn phải gọn gàng, cho dù đi cắm trại hay ở đâu. Nếu ở nhà mà không gọn gàng thì khi đi cắm trại bạn cũng vậy. Ở trại mà không gọn gàng ngăn nắp thì bạn chỉ là "lính mới" chứ không phải là Hướng đạo sinh.Cần có chổi để giữ cho trại luôn sạch sẽ; chỉ cần buộc chặt một nhúm cành cây quanh một cái cây cứng là đã có ngay một chiếc chổi rồi đấy.Hướng đạo sinh phải luôn ngăn nắp dù ở lều, trên khoang tàu hay ở trong phòng vì có khi anh ta sẽ bị gọi ra ngoài khi có báo động hoặc khi có việc đột xuất. Nếu không biết tìm đồ đạc của mình ở đâu thì anh ta phải loay hoay mãi khi bị gọi, đặc biệt là vào lúc nửa đêm.Vì thế, trước khi đi ngủ, kể cả lúc bạn đang ở nhà, cần gấp gọn quần áo và để chúng ở nơi bạn có thể dễ dàng lấy cho dù trời tối và nhanh chóng mặc vào.Lửa trạiHát, kể chuyện và các vở kịch ngắn là các tiết mục thường được biểu diễn quanh lửa trại; ai cũng cần cố gắng để đóng góp vào các tiết mục đó, cho dù anh ta có tài biểu diễn hay không. Mỗi đội được phân công phụ trách các tiết mục một đêm trong tuần, vì thế đội cần chuẩn bị trước cho lửa trại. Làm sạch khu trại Đừng bao giờ quên rằng sau khi nhổ trại, khu đất đã cắm trại cho biết chính xác Đội hay Đoàn đã cắm trại ở đó có tốt hay không. Không hướng đạo sinh tốt nào lại để khu đất sau khi cắm trại dơ bẩn cả.Họ quét dọn, đốt hoặc chôn hết các thứ rác rưởi. Những người nông dân sẽ không phải mất công dọn dẹp khu đất sau khi các bạn rời đi và do đó họ sẽ sẵn sàng cho bạn tiếp tục cắm trại vào lần sau.Thật xấu hổ cho Đoàn hay đội hay người cắm trại nào mà để lại khu đất bẩn thỉu và lộn xộn.Hãy nhớ chỉ để lại hai thứ khi bạn nhổ trại rời đi:1. Không gì cả2. Lời cảm ơn tới chủ đất. Đền đápMột điều khác nên nhớ là khi dùng đất của người ta để cắm trại thì bạn phải đền đáp lại cho họ. Nếu không trả bằng tiền thì có thể bằng cách khác: làm việc có ích cho họ (sửa cổng hay hàng rào, nhổ cỏ dại...).Như thế bạn vừa đền đáp lòng tốt của họ, vừa khiến họ vui vẻ cho phép mình trở lại vào lần sau.THỰC HÀNH TẠI ĐỘI: CẮM TRẠICách tập luyện tốt nhất là cắm trại bất kỳ khi nào có thể - ban đêm, cuối tuần hay cắm trại dài ngày.Khi đi cắm trại với Đoàn cần thiết phải có một vài nội quy và nội quy đó luôn được bổ sung thêm vào khi thấy cần. Đội trưởng phải đảm bảo các Hướng đạo sinh của đội mình tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy này.Những nội quy đó bao gồm thời gian biểu ở trại, nếu mỗi đội cắm một trại riêng thì sẽ có những cuộc kiểm tra để đánh giá sự sạch sẽ và gọn gàng của các lều trại và khu vực xung quanh đó. Mỗi đội thường có các lều nhóm lại với nhau và cách biệt với các đội khác nhưng phải ở tập trung xung quanh lều của Huynh trưởng ở vị trí trung tâm. Việc bơi lội ở khu trại phải có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo những người không biết bơi không bị nguy hiểm. Các quy định sau cần được tuân thủ chặt chẽ:1. Không Hướng đạo sinh nào được phép tắm trừ khi có sự giám sát của Hướng đạo sinh quản lý nhóm đó hoặc của người lớn chịu trách nhiệm về em đó. Cần tìm hiểu trước sự an toàn của nơi tắm và thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngưà cần thiết, bao gồm cả việc có phao cứu hộ2. Cử một đội gồm hai tay bơi giỏi, tốt nhất là người đã được học bơi và cứu hộ, mặc đồ tắm, ở trên bờ hay trên thuyền và sẵn sàng nhảy xuống cứu người khi cần. Đội này không được xuống tắm cho đến khi những người khác đã lên bờ. Hướng đạo sinh Mỹ thường áp dụng phương pháp "đôi bạn", nghĩa là các hướng đạo sinh được chia thành các nhóm 2 người, khả năng bơi như nhau. Khi đi bơi, người này sẽ phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của người kia và nằm dưới sự giám sát chặt chung của người chỉ huy của cả nhóm. Làm khung cửi dã chiếnĐóng một hàng 5 cọc (hàng số 1) dài khoảng 80 cm xuống đất, sau đó đóng một hàng cọc khác (5 cọc như hàng số 1 hoặc 2 cọc đứng và 1 cọc đặt nằm ngang ở trên) đối diện và cách hàng số 1 khoảng 1.8 - 2m, gọi là hàng số 2. Buộc một đoạn dây vào mỗi cọc ở hàng số 1 và căng sang cọc tương ứng ở hàng số 2 rồi buộc lại. Kéo tiếp dây này về hàng 1 và để một đoạn dài thêm khoảng 1.5m rồi buộc vào một thanh ngang hay còn gọi là "dầm". Làm tương tự với các dây ở các cột còn lại và buộc lên dầm, khoảng cách giữa các dây này cũng bằng khoảng cách giữa các cột. Một người cầm cây dầm và từ từ nâng lên hạ xuống; một người khác xếp các bó cỏ hoặc dương xỉ lần lượt thành các lớp trên và dưới các sợi dây kéo căng. Vì thế các bỏ dương xỉ được buộc chặt vào các sợi dây đưa lên đưa xuống gắn vào các thanh dầm.  Lúc đầu em nên nhẹ nhàng kéo dầm sang phải và sang trái để các dây rơi từ bên này sang bên kia của hàng dây và do do nó sẽ xoắn các dây lại và làm cho các mối buộc chặt hơn. GHI CHÚ CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN Nội quy trạiKhi đi cắm trại cần phải có nội quy phổ biến cho mọi người và bổ sung thêm nội quy khi cần. Cần giải thích nội quy này cho các đội trưởng, những người này sau đó sẽ truyền tải lại cho các hướng đạo sinh và đảm bảo họ tuân thủ chặt chẽ. Nội quy có thể quy địnhh sẽ có những cuộc kiểm tra để đánh giá sự sạch sẽ và gọn gàng của các lều trại và khu vực xung quanh đó. Mỗi đội có lều của mình tách biệt với các lều của các đội khác nhưng phải ở quanh lều của Huynh trưởng ở vị trí trung tâm.Đội trưởng phải báo cáo về việc tốt và các việc làm khác của thành viên đội mình, ghi chép các việc đó trong Sổ Huynh trưởng. Nghỉ khoảng 1 tiếng vào buổi trưaChỉ được bơi dưới sự giám sát chặt chẽ để tránh trường hợp người không biết bơi bị nguy hiểm. "Đội cứu hộ phải trực khi mọi người đang tắm và sẵn sàng giúp các cậu bé khi cần. Đội này sẽ mặc đồ tắm và ở trên bờ hoặc trên thuyền. Họ chỉ được tắm khi mọi người đã bơi xong và người cuốicùng đã lên bờ. Phải có sẵn phao cứu hộ".Việc tuân thủ quy định này đã nhiều lần cứu mạng các hướng đạo sinh. Nội quy cũng cần quy định những việc cần làm khi có báo cháy. Nội quy cũng quy định ranh giới của khu trại, những tổn hại đến hàng rào, tài sản, nước uống...

(ST)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác