‘’Chư Yang Sin,” một cái tên có lẽ đã quá quen thuộc đối với hầu hết người dân Đắk Lắk, bởi đây là địa danh của một vùng căn cứ Cách mạng, là tên của đỉnh núi cao nhất, hùng vĩ nhất (2.442 mét ) trong hệ thống núi cao cực Nam trung Bộ.
Đây là nơi bắt nguồn của dòng “Sông Bố”, “Sông Mẹ” (Krông Ana, Krông Nô theo tiếng người dân tộc địa phương) là hai con sông lớn, quan trọng của tỉnh Đắk Lắk, nơi nuôi dưỡng chúng lớn lên trước khi hợp lưu vào dòng Serepôk, một nhánh của dòng Mê Kông, con sông lớn nhất của vùng đông nam châu Á. Nhưng không phải tất cả chỉ có vậy. Do sự dao động lớn về độ cao ( từ 450m-2.442m), sự biến đổi mạnh về mặt địa hình của khu vực, thiên nhiên đã tạo nên ở đây không chỉ một thảm thực vật vô cùng phong phú mà hệ động vật rừng ở đây cũng thật đa dạng, có tính đặc hữu rất cao. Số liệu đã được ghi nhận cụ thể là: Về thực vật bậc cao, Chư Yang Sin có 948 loài thuộc 591 chi của 155 họ ( với 143 loài cây đặc hữu cho Việt Nam, 55 loài được ghi trong sách đỏ Việt nam và 26 lòai trong sách đỏ thế giới, ở đây có những loài cây gỗ quý như Pơ mu, Kim giao, Cà Te, Cẩm lai, Trắc đen ...); Chim có 203 loài (chiếm 41% loài Chim có mặt ở Việt Nam); Thu có 46 loài ( chiếm 21 % số lượng các loài thú có ở Việt nam với các loài thú quý như Voi, Hổ, Báo, Gấu và Bò tót …).
Do được bao bọc bởi 2 dòng sông lớn và địa hình ở đây rất dốc, mật độ dân cư các vùng xung quanh còn tương đối thấp nên rừng ở đây còn khá nguyên vẹn. Với tỉ lệ gần 100 % diện tích đất còn rừng, đây là vùng rừng lá rộng thường xanh lớn nhất, vẫn giữ được vẻ hoang sơ, nguyên vẹn nhất của Tây nguyên, là một trong các vùng rừng nguyên sinh cổ xưa nhất còn lại ở Việt Nam với sự hiện hữu của những cây Thông nàng, Kim giao… hàng nghìn năm tuổi, đặc biệt là lại nằm trên một vùng cảnh quan hùng vĩ, một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với tất cả những nhà khoa học, những người đam mê du lịch sinh thái. Do yêu cầu cấp thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá ấy của Tổ quốc, cũng như để bảo tồn tính đa dạng sinh học nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ nhu cầu tham quan du lịch và các nhu cầu khác của xã hội, cuối năm 1998 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ký quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin và năm 2002, Chư Yang Sin vinh dự được nhà nước công nhận là Vườn quốc gia trưc thuộc tỉnh quản lý.
Việc thành lập khu Bảo tồn và trở thành Vườn quốc gia đã đem đến cho nơi đây một vận hội rất lớn, ngòai công tác bảo tồn, đó là việc kinh doanh du lịch. Hiện tại thác Krông Kmar nằm dưới chân núi, trong địa bàn vườn đã trở thành một điểm đến quan trọng trên bản đồ du lịch Đắk Lắk và chỉ riêng thương hiệu Chư Yang Sin cũng đã là một sức hút mạnh mẽ không chỉ đối với du khách trong và ngòai tỉnh và cả với khách du lịch quốc tế. Vấn đề được đặt ra là phải kết hợp hài hòa giữa du lịch với bảo tồn, phát triển du lịch nhưng không được làm mất đi sinh cảnh vốn có, không hủy hoại tài nguyên thiên nhiên của vườn. Với tấm lòng yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với rừng của tập thể cán bộ công nhân viên ở đây, chắc chắn điều đó hoàn toàn có thể làm được, vườn sẽ sớm xây dựng được một phương án khai thác du lịch bền vững, lúc ấy kinh doanh du lịch sẽ chính là một đi đúng đắn để vườn làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn ./.
Balmé 092005
Lời bình: Vườn Trohbư nhà mình không gần vườn này nhưng may quá, ở dak Lak còn có một cái vườn quốc gia to bự nữa là Ýoc Đôn. Hihi!
hon` da' voi o? yangreh fai? ko nha` e o? krong bong co*
chuyangsin nam` ngay trc' mat. nha` minh` hjhj
Hôm nào làm một bài giới thiệu về hòn đá voi nhé em
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook