Tìm hiểu về Cồng chiêng

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3186
  • Tổng lượt truy cập 11,489,810

Fanpage facebook

Ngày đăng: 25/01/2013, 10:45 am

Tìm hiểu về Cồng chiêng

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: cồng chiêng,Linh tinh khác
08/27/2009 10:39 pm

Cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm.

Người Gia Rai, Ê ĐêHrê gọi cả cồng lẫn chiêng là "chinh", còn người Triêng gọi cồng là "chênh goong" (loại có núm), gọi chiêng là "chênh hân" (không núm). Nhìn chung, còn khá nhiều cách gọi và phân biệt giữa hai nhạc cụ có núm và không núm này.

Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.

Âm thanh của cồng, chiêng vang như tiếng sấm rền. Đối với các dân tộcViệt Nam, cồng, chiêng được coi là nhạc cụ thiêng. Lúc đầu, cồng, chiêng chỉ dùng để tế lễ thần linh, sau này mới được dùng trong các lễ hội dân gian.

Cồng chiêng là loại nhạc khí biểu hiện tính cộng đồng rất cao. Trong tất cả các lễ hội ở tây nguyên, kể cả từng công việc của từng gia đình đều không thể thiếu tiếng nói cồng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự gắn bó với đời sống hàng ngày đồng bào tây nguyên từ khi lọt lòng đến khi dã từ cõi đời, nó thực sự là linh hồn, là xương, là thịt ở đây.

Đánh chiêng múa hát đã trở thành truyền thống, thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống đồng bào. Thông qua nghệ thuật biểu diển cồng chiêng, người tây nguyên biẻu lộ tinh thần thượng võ, đoàn kết yêu thương nhau. Nó còn biểu lộ những khả năng sữ dụng cồng chiêng tuyệt vời của từng cá nhân, từng dân tộc.

Trong những nhạc cụ cổ truyền của người Eđê chiêng được dùng phổ biến và được đồng bào ưa thích hơn cả, chiêng là tài sản và là niềm tự hào của gia đình, dòng họ Eđê. Từ ching tương ứng với chiêng (không có núm) và chiêng tương ứng với cồng (có núm) nên người Kinh hay gọi là cồng chiêng.

Vì chiêng là loại nhạc cụ hàng đầu dùng trong nghi lễ và tập quán Eđê không cho phép vay Mượn. Cồng chiêng có giá trị kinh tế rất cao vì đúc bằng đồng. Có loại phần núm của chiêng còn được pha cả vàng và bạc, cồng chiêng biểu hiện sự giàu có, sự hùng mạnh và chiến thắng của đồng bào các dân tộc tây nguyên.

Sưu tầm

Duc at 12/25/2009 10:54 pm comment

ok vậy là ổn rồi. Mai cafe rồi lên đường anh nha!

Sáng nay anh đi thử, đường đẹphết chỗ chê, đúng là lên dốc xuốngđèo có chỗ lội qua suối và qua rẫy cà,ruộng lúa...chỉ có cái đi về uống 3 li nước mía chưa đã khát! Mai càphê rồi đi, nhớ chuẩn bị giày ba ta nha!

Duc at 12/25/2009 10:05 pm comment

Đang hồi hộp xem cồng chiêng buôn Niêng ra sao anh nhỉ?!Khả năng sẽ hấp dẫn vì không bị dàn dựng. Vậy là sáng mai đi đựơc ko a? Vào để xem cổng mới thế nào chứ!

Hôm nay vẫn chưa bắt đầu dựng, nhưng anh hứa khi nó dựng lên sẽ cómột thiên phóng sự hoành tráng về nó. Cồng chiêng buôn niêng anh lo xong rồi, con đường để mình đầy ải khách tây cũng đã xong,anh đi thử mệt chế nhưng còn mê huống gì họ.  Chỉ ko hiểu sao cái bọn tây này nó thích cái gì kì cục thế ko biết, cái vụ này anh ko dám giới thiệu với khách Việt mình đâu! Thống nhất mai nhé./.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác