Thuyền độc mộc

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4099
  • Tổng lượt truy cập 11,490,724

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 08:29 am

Thuyền độc mộc

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Bản Đôn,Hồ Lắk,Linh tinh khác,Tây nguyên,Thuyền độc mộc
10/03/2008 08:52 pm

Thuyền độc mộc là một dạng thuyền truyền thống có lịch sử từ rất lâu đời. Có những chiếc thuyền cổ tại Đức đã được giới khảo cổ phát hiện và định tuổi vào khoảng thời đại đồ đá. Cho đến nay, thuyền độc mộc vẫn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam nó cũng còn đang rất phổ biến ở các vùng như Tây Nguyên , Tây Bắc...

Tên thuyền độc mộc được đặt ra có lẽ bắt nguồn từ việc người ta lợi dụng những thân cây nguyên vẹn có sức nổi để phục vụ nhu cầu di chuyển. Về sau thân cây đã được đẽo gọt để thêm sức nâng và giảm bớt lực cản của nước khi di chuyển. Trong các tài liệu thời Hy Lạp cổ đại, loại thuyền này được gọi là monoxylon (trong tiếng Hy Lạp mono là "đơn, một" và xylon là "cây"); các thuyền của các bộ tộc Đức cổ có tên là Einbaum (trong tiếng Đức ein có nghĩa là "một" và baum là "cây") trong khi các dân tộc bản địa tại Bắc Mỹ gọi loại thuyền này là "thuyền dài".

Việt Nam hiện nay danh từ "thuyền độc mộc" không còn được sử dụng đúng nghĩa, điều này có thể kiểm chứng khi tìm trên Internet bằng công cụ Google. Rất nhiều nơi, ví dụ như ở Nam bộ, người ta gọi tất cả các lọai thuyền nhỏ, bằng gỗ có dáng mảnh là thuyền độc mộc.

Có lẽ chỉ còn ở vùng Tây nguyên, Tây Bắc cái tên thuyền độc mộc mới được dùng chính xác để chỉ lọai thuyền đục từ một thân cây gỗ lớn nguyên vẹn. Để làm thuyền độc mộc, người ta thường chọn những loại cây gỗ chịu nước và có tỉ trọng nhỏ so với nước như gỗ sao…dùng rìu đẽo rỗng phần ruột cây và tạo hình thuyền theo hình dáng định sẵn. (Trước khi các vật dụng bằng kim loại được chế tạo, thân cây được đục rỗng bằng cách đốt phần ruột cây).

Thường mỗi dân tộc đều kiểu thuyền truyền thống riêng như thuyền của người M’Nông thì có dáng thon dài; thuyền của người Ê Đê thì dáng lại ngắn và bè bề ngang. Làm thuyền độc mộc rất khó vì phần vỏ phải mỏng để tạo sức nổi nhưng thuyền vẫn phải chắc để có thể chịu đựng sức đập của sóng nước. Do việc chế tác phải thực hiện hết sức công phu, đòi hỏi sự khéo tay và kiên nhẫn, vả lại hiện nay những cây gỗ lớn, thích hợp để làm thuyền ngày càng khó tìm nên việc làm thuyền cũng trở nên hiếm hoi. Nếu không có một chính sách thích hợp để khuyến khích giữ gìn và phát triển thì có lẽ một ngày không xa, những chiếc thuyền độc mộc sẽ chỉ còn là những hiện vật trong các viện bảo tàng trên thế giới. Ở Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk ở thành phố Buôn Ma Thuột cũng có những chiếc thuyền cổ rất hòanh tráng được trưng bày.

Thuyền độc mộc là một nét văn hóa truyền thống rất hấp dẫn của vùng Tây nguyên, nhất là vùng Bản Đôn hoặc Hồ Lắk. Ở hai vùng này, người dân vẫn đang sử dụng nó rộng rãi trong cuộc sống ngày thường. Những chiếc thuyền độc mộc mỏng manh đang vượt qua những ghềnh thác của con sông Serepôk hùng vĩ hay neo bên bờ sông là những hình ảnh cực kỳ ấn tượng. Du khách đến đây thường thích thú khi được chèo thuyền độc mộc trên sông, hồ hoặc chụp những tấm ảnh thuyền làm kỷ niệm./. (Bài viết một phần đã tham gia cho Vi Wiki)

Còn đây là ảnh chiếc thuyền độc mộc mà người Ban mê sưu tầm được cho vườn cảnh Trohbư nhà mình.

http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=229. Nhìn nhỏ nhỏ vậy thôi chứ cũng tốn tiền gớm vì bây giờ có lẽ cả nước đổ lên Tây nguyên săn lùng thuyền độc mộc về làm đồ trang trí. Anh chàng Vũ Trung nguyên nhà ta nhanh tay thật, giờ đã có đến dăm cái thuyền hòang tráng để um sùm trong làng cà phê Trung nguyên khiến  nhìn vào có vẻ giống  đầu cơ tích trữ  hơn là trưng bày./.

Viết thêm ngày 29/8/2011: Hihi, giờ thì mình đang tự hào Vườn Trohbư sở hữu chiếc thuyền độc mộc to nhất nè

Thuyendocmoc 13.JPG
Xem thêm: Tự sướng với chiếc thuyền độc mộc khổng lồ trong vườn Trohbư ; Đúng là...có duyên mà

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác