Thác Gia Long là một trong những thác nước đẹp và rất nổi tiếng của Đăk Lăk. Thác thuộc địa phận huyện Krông Ana và được tạo thành bởi dòng Serepôk hùng vĩ .
Đây là ngọn thác đầu tiên trong cụm thác Đray Sáp hay Đray Sáp thượng như xưa nay mọi người vẫn gọi. Từ Đray Sáp có thể đến với thác Gia Long bằng một con đường trải nhựa đàng hòang dài quãng mười cây số quanh co giữa rừng, con đường này được đầu tư ngày táhc Đray Sáp còn của Đắk Lắk nhằm khai thác đến nơi đến chốn quần thể thác này. Tuy nhiên, ở phía bờ này rất khó có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của thác Gia Long. Đúng ra người ta còn phải làm một cây cầu treo để sang với bờ bên kia, nhưng việc tách tỉnh đã làm lỡ dở mọi dự tính của các nhà đầu tư. Hiện tại, phía bên này tiếp tục do công ty du lịch Đắk Nông quản lý và hết còn muốn khai thác, còn bờ bên kia, do được ở lại với Đắk Lắk nên được giao cho một công ty khác của tư nhân là Du lịch Đam san khai thác. Thật chán chết cho quyết định dở hơi này vì nhà nước đã phải đầu tư cho không đường điện và một con đường nhựa khác to đùng để vào thác nối dài từ đường vào nhà máy thủy điện Buôn Kốp gần đó.Lại còn giao cho công ty quản lý cả một diện tích rừng rất đẹp và tương đối lớn bao quanh thác nữa chứ. Công ty Đam san này thời gian đầu cũng đầu tư rầm rộ lắm, nhưng chắc do đường đi không được thuận tiện nên khách vào thác chơi chủ yếu là đi theo tuyến, theo đòan nên bị hạn chế phần nào. Chính vì vậy khu du lịch ngày càng vắng khác và hoan gtàn theo thời gian.
Người Ban mê có lẽ là một trong những người được chiêm ngưỡng thác Gia Long từ rất sớm, khi nó còn hoang sơ giữa đại ngàn, đường đi lúc đó chỉ còn là những lối mòn của những người làm rẫy cà phê và phải đi bộ hàng chục cây số lạc dễ như chơi, xe máy cũng phải vất ngòai đường không ai trông giữ. Tuy nhiên lúc đó mê không tả được. Nghe người Ban mê về kể lại có ối bạn bị lừa cất công đi chơi và về trách móc NBM thậm tệ vì những vất vả họ phải chịu để vào được tới thác.
Dưới đây là một bài viết cũ của người ban mê về thác Gia long. Tuy có hơi cũ cũ nhưng giờ vẫn không kém tính thời sự lắm đâu.
Đến với Thác Gia Long, Bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Bởi nét hoang sơ và hùng vĩ, thác Gia Long luôn được du khách đánh giá là một trong những thác nước đẹp vào bậc nhất, nhì Đăk Lăk. Thì đó thôi, chẳng phải ngẫu nhiên mà ngày xưa Bảo Đại - Ông Vua ham chơi của triều Nguyễn vẫn thường đến đây vãn cảnh và nghỉ ngơi trong những chuyến kinh lý vùng đất Tây Nguyên – Hòang triều cương thổ của mình. Nghe nói đường vào khi ấy rất khó khăn, phải cưỡi voi mới vào được cơ. Hơn thế nữa, vua Bảo Đại còn ưu ái đặt tên cho thác bằng tên của ông vua đã lập ra triều nhà Nguyễn. Ngay từ những ngày ấy, ông đã cho xây dựng ở đây cả một cụm công trình quy mô bề thế, thật đáng tiếc vì sự hủy hoại của chiến tranh và tự nhiên khiến tất cả giờ còn lại chỉ là những mố cầu treo to lớn rêu phong đứng lặng yên như một phế tích của thời gian; những kè đá chắn lũ và vết tích của một khu nhà nghỉ đang xây dựng phải bỏ dở bởi những biến cố lịch sử. Điều thật đáng quý là tất cả đều được xây dựng bằng chất liệu đá hoàn toàn không phải là loại đá có sẵn ở vùng này và được đẽo gọt rất công phu khiến nhiều người vẫn cho rằng đây là kè đá chắn lũ đẹp nhất cả nước và gật đầu thán phục người Việt thuở ấy đã có ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan hơn hẳn đám con cái chúng ta bây giờ, bởi đem đá vào thác thì nào có khác đem củi trả về rừng.
Thác Gia Long không chỉ đẹp ở dòng thác to bự, trắng xóa, hùng vĩ đổ xuống từ độ cao hơn chục mét mà còn ở những khu rừng nguyên sinh quanh mình với những cây Si, cây Đa cổ thụ, to lớn buông rễ cùng vô số giò Phong lan, Dương xỉ đeo bám. Tất cả cùng tạo nên một vẻ đẹp huyền hoặc tưởng chừng ta đang lạc bước một cõi tiên nào. Sẽ là một khám phá bất ngờ nếu ai đó bỏ công leo lên cao theo những chòm rễ si, bởi ở lưng chừng tảng đá những cây Si đeo bám lại chính là những mố cầu treo xưa kia. Thời gian đã xóa nhòa những vết tích nhân tạo để tất cả chỉ còn như một tác phẩm thuần túy do bàn tay thiên nhiên gọt giũa, tạo thành một khoảnh đất bằng rộng vài mét vuông, một chỗ ngồi ngắm thác tuyệt vời trong khu vườn Thượng uyển thiên nhiên này.
Hiện tại, thác Gia long đã được công ty Thương mại – Du lịch Đam San đảm nhận việc quản lý và khai thác. Nơi đây giờ đã được đầu tư xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình phục vụ nhu cầu tham quan du lịch để du khách có được những tiện nghi cần thiết, những dịch vụ hỗ trợ để tiện cho việc tham quan vãn cảnh và sinh họat như hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, cầu treo, hồ câu cá, đường nội bộ…tất cả để nhằm khai thác triệt để hơn một phong cảnh đẹp, để du khách không phải đi vài chục cây số chỉ để ngắm thác rồi về. Sau khi công trình thủy điện Buôn Kốp hòan thành, thác Gia long sẽ không chỉ tung bọt trắng vào những tháng mùa mưa nhờ được điều tiết nước từ hồ thủy điện và dòng thác không chỉ đẹp như một phong cảnh thiên nhiên mà còn đem lại nhiều hơn nữa tiền của cho Đắk Lắk sau này. Balmé 112005
Phần viết tiếp ngày 020509
Lâu rồi không vào, năm ngóai có khách tỉnh ngòai đến chơi, đi chán hết chỗ mới nghĩ ra còn thác Gia Long, người Ban mê đưa vào chơi thác bằng đường cũ bên Đray Sáp, chám quá không ngắm được lại về đi đường mới. Xa gớm, còn hơn đường cũ và vắng vẻ quá, một chiếc xe máy bị thủng xăm phải dắt bộ đến dăm km mới vá được xe. Lại còn ghét cho cái barie của Thủy điện Buôn Kốp nữa chứ, đi du lịch mà phải vào xin xỏ hết cả thi vị. Vất vả mãi mới tới nơi thấy vắng hoe, người ta đang đưa máy đào vào p[há rừng làm hồ câu cá. Có vẻ cái quyết định giao thác cho công ty tư nhân quản lý không sáng suốt một tí nào. Với tiềm lực của một công ty tư nhân, cho nên khu du lịch luôn ở trong trạng thái ế ẩm là điều dễ hiểu. Đầu tư không đến nơi, hiệu quả khai thác thấp nên các công trình đang rơi vào hoang phế như những công trình xưa ở thác. Chỉ tiếc là vì đó mà rừng xung quanh không còn được giữ gìn chu đáo giờ đã bị gặm nhấm nhiều và phon gcảnh bị xâm hại đáng sợ. Các giò phong lan ngày xưa giờ còn đâu. Khi còn Đắk Lắk chung, ở đây có cả một ban quản lý rừng đặc dụng văn hóa lịch sử Dray Sáp như ai để quản lý (giờ ban đó thuộc Đắk Nông mất tiêu rồi). Sự hoang phế ngày lại một bao trùm khu thác Gia Long, cũng có người lại bảo như thế hóa ra may, vì nhờ thế mà giữ được tí hoang sơ? Hi vọng có in ít người ở Ban mê nghĩ theo tinh thần AQ của nhà văn Lỗ Tấn ./.
Một phần bài này đã tham gia cho Vi Wiki.
Còn đây là một phần người Ban mê sưu tầm được, xin chia sẻ để cùng tìm hiểu nha.
Còn vì sao thác có tên gọi là thác Gia Long? Người dân ở đây vẫn kể rằng xưa kia, sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, chúa Nguyễn Ánh đã có thời gian tìm đến đây ẩn náu và chiêu tập binh mã để khôi phục triều Nguyễn. Sau khi giành lại cơ đồ lên ngôi vua gọi là Gia Long, vị vua này đã từng quay lại nơi này thưởng ngoạn cảnh đẹp. Vì thế, người ta gọi thác này là thác Gia Long.
Nhưng thác Gia Long lại mang đậm dấu ấn của vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn. Theo các tài liệu, năm 1930 vua Bảo Đại đã cho tôn tạo, sửa sang khu vực thác Gia Long và cho xây dựng chiếc cầu treo bên thác để tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi, săn bắn mỗi khi tới đây. Tuy nhiên, công việc đã không thể hoàn thành… và nếu đến đây, bạn sẽ thấy những dấu tích còn lại minh chứng cho một thời đã qua của lịch sử. Đó là những trụ cầu bằng bêtông cốt thép nằm rải rác bên thác nước.
Có tất cả 8 trụ lớn nhỏ cao thấp khác nhau tùy theo vị trí. Rõ nhất là cụm mố cầu gồm 4 trụ, có trụ cao hơn 2m, mỗi cạnh chừng 1,5m còn nguyên đầu những thanh thép to cỡ cổ tay nhô cao trên mặt trụ. Trải qua bao năm tháng, những trụ cầu đã phủ đầy rêu phong, cỏ dại. Có trụ cây rừng mọc lên, rễ đan chằng chịt.
Hiện tại đây cũng còn cả những bờ kè đá cao và dài hàng trăm mét chống xói lở cho bờ thác. Để xây dựng những công trình này, hàng nghìn dân phu (trong đó có hàng trăm tù chính trị của nhà tù Buôn Ma Thuột thời ấy) đã phải lao động khổ sai trong một thời gian dài, dựng lán trại ăn ở ngay tại chỗ. Đầu thác, bên gốc một cây cổ thụ, có một vỉa đá lớn có lỗ lõm hình lòng cối, đường kính khoảng gần 50cm, sâu khoảng 40cm… Người ta bảo rằng những người phu đã đục lỗ đá này để dùng làm cối giã gạo.
Quanh thác còn có 5 ao lớn nhỏ phẳng lặng dưới bóng cây rợp mát. Đó là những ao nước tự nhiên cũng được vua Bảo Đại cho tôn tạo lại thành những ao cá. Hẳn xưa kia, mỗi khi đến đây vua Bảo Đại vẫn ngồi câu cá bên những ao này, hưởng thú vui nhàn tản?
Thấy tôi hỏi thăm về bãi tắm tiên, một nhân viên của khu du lịch cho biết: bãi tắm đó nằm ở bên kia bờ sông, cách đây khoảng non cây số, thuộc khu du lịch D’ray Sáp hạ thuộc sự quản lý của tỉnh Đắc Nông. Gọi là bãi tắm tiên vì theo truyền thuyết, ngày xưa các nàng tiên thường tới tắm ở đây. Vua Bảo Đại cũng cho cải tạo nơi ấy thành một bãi tắm thiên nhiên rất đẹp. Muốn tới đó chỉ có cách tìm chỗ nước lặng bơi qua vì không có thuyền bè cầu phà gì cả. Tốt nhất là phải quay ra cầu 14 mới có đường đi.
Thác Gia Long, ngọn thác mang trong mình những dấu tích của một thời vua chúa, bây giờ là khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Những ngày nghỉ, ngày lễ tết, người dân trong vùng cũng như du khách từ khắp nơi đến đây rất dông. Dạo chơi trên những con đường quanh co bên thác, thăm thú chỗ này chỗ kia, ngồi nghỉ ngơi dưới bóng cây rừng mát rượi để lòng mình đắm trong tiếng thác ầm ào…
(Theo Tuổi trẻ)
Một phần bài này đã tham gia cho Vi Wiki.
Lời bình: Sau khi thủy điện Buôn Kốp hòan thành cái thác này tòan chết queo vào mùa khô. Nhưng cũng vì vậy mà điểm du lịch Vườn Trohbư nhà mình có thêm chỗ đứng rộng rãi nhưng mà sao cứ thấy buồn ghê!
minh moi ve bmt may ngay tet, qua that moi lan minh ve do minh lai co mot cam giac rat la, giong nhu la co mot cai gi do niu keo minh o lai vung dat do. Minh den thac gia long, rat thich, nhung minh k bit sao sao ma nhin canh thac o ngoai k giong va k hung vi nhu trong hinh anh ban nhi? hay la minh cam thay vay thoi? minh nghe noi thac dray nur thi hung vi hon hay sao the ha ban? tiec la chua co dip di. sao ban k dang them nhung khu du lich khac o bmt nua ha ban? minh nghe noi co yersin... nhiu lam ma.
Hihi, bạn đến vào dịp tết thảo nào. Hãy đến vào giữa mùa mưa, tháng 7-10 nhé. Lúc ý hùng vĩ ... phát sợ luôn ko biết chừng. Những điểm khác ...cơ bản đã có đủ trong cùng thư mục này đấy bạn
neu khong phai la dan Ban Me thi gia nhap duoc khong vay ban?
Nick của bạn nhìn là biết yêu Ban mê rồi, là thành viên 543 nha
tách tỉnh chán thật tách đôi cái cụm thác đẹp ra mới đau chứ . thêm cái thủy điện buoonkop nữa, bây giờ buổi sáng cứ gọi là sông cạn trơ đáy. khu du lịch bảo vệ chẳng ra làm sao,an ninh ko an toàn chút nào .hãy cẩn thận. đánh nhau suốt đấy. ko làm zì cũng bị đánh. bọn mình đi 20 thằng nhưng cứ phải chạy dài, ko an toàn chút nào...
Như vậy Trohbư nhà của anh có cơ hội to đấy nhỉ!
Mình thì lại thích thác Dray Nur nhất, quả là đẹp hùng vĩ....
Đồng ý với ý kiến của bạn nhưng mỗi thác có một vẻ đẹp riêng. Có lẽ ngày ấy người ta chưa phát hiện ra thác Đray Sáp vì không có đường đi nên vua Bảo Đại chỉ đến được thác Gia Long. NBM còn nhớ là mãi sau này khi bắc cầu treo rồi mọi người mới biết đến Dray Nu, may ghê vì nó lại thuộc Đắk Lắk.
bạn giới thiệu về thác quê hương chúng mình mà có mỗi cái Mố cầu treo thế thì ai còn vào đấy tham quan nữa, bữa nào tớ post cho mấy cái ảnh tớ tự chụp, đẹp lắm... với lại Gia Long có Gia Long 1 và Gia Long 2 (dray sáp) mà... hơn nữa con sông serepok đến đoạn này chia thành 2 nhánh là sông krông nô(sông đực)có thác Gia Long và Dray sáp(thác khói) , sông krôngana (sông cái) có thác dray nur (thác hoàng tử) ,thác này nối 2 bờ tỉnh ĐăkLăk và ĐăkNông. 2 con sông này nhập lại thành 1 cách đo không xa
Theo NBM thì Đray Sáp và Gia long là 2 thác khác nhau. Ảnh thác thì có rồi đấy, NBM cũng không muốn đăng nhiều nặng bài, còn để trong Album ai quan tâm có thể xem thêm. Cái mố cầu treo này cực kì quan trọng vì nó làm người ta nhớ đến một huyền thọai bằng những bằng chứng cụ thể. đọan Bạn nói rằng Dray nur là do sông Krông Ana tạo thành có lẽ phải kiểm tra lại đã, xưa giờ NBM không rõ. Tuy nhiên nếu đúng thì thật hay vì thế là biết nơi 2 dòng nhập một .
Hình như đó là nơi duy nhất ở Việt Nam còn giữ được tên Gia Long.
Không phải đâu bạn, ít nhất còn cái Lăng Gia Long ở Huế nữa. GL có công và có tội nhưng dù sao cũng là một phần của lịch sử Việt Nam. Tốt nhất hãy để mọi người tự nhìn nhận và đánh giá theo quan điểm của riên gmình.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook