Sản xuất nông nghiệp, nương rẫy và sản xuất, chiếm vị trí hàng đầu trong cuộc sống của người Eđê. Các nghề khác như dệt vải, săn bắn, đánh cá… chỉ là nghề phụ, thường làm vào mùa khô khi sản xuất nương rẫy chưa bắt đầu. Vì vậy nhìn chung toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh tế xã hội của cộng đồng bào còn chịu sự chi phối khá nhiều bởi thời tiết hai mùa rõ rệt ở tây nguyên là mùa khô và mùa mưa.
Người Eđê có những kiêng kỵ khi tìm đất. Hôm đầu tiên được chọn đất làm nương nếu nghe tiếng hiêu nai kêu thì coi đó là điềm rất xấu, phải quay lại ngay. Nếu tìm được mảnh đất tốt thì lấy lá đánh dấu, cắm xà gạc rồi đi thẳng về nhà. Trên đường về không nói chuyện với bất kỳ ai để sau này chim muông thú rừng không phá hoại hoa màu. Ngày chọn đất làm nương kiêng người lạ vào nhà, đến tối ngủ chủ nhà theo dõi giấc mơ của mình, nếu mơ thấy đào nhà, đành được cá là điềm tốt; nếu thấy máu chảy, heo đuổi cắn, ché vỡ và đặc biệt là con culy… là những điềm rất xấu, miếng đất đó tốt bao nhiêu cũng bỏ. Vì vậy hôm đi chọn đất để khai phá nương, việc khấn và thỉnh cầu sự phù hộ của thần linh được coi là điều cần thiết.
Trong quá trình đất làm nương rẫy, người Eđê rất coi việc bảo vệ rừng, tránh biến tất cả thành đồi trọc và huỷ diệt giun đất. Luật tục Eđê cấm: Hạn chế việc chặt phá cây to như ktông kdjan (là những cây thường có ông làm tổ), hrao (cây dầu) gier (cây sao) là những cây thường được làm áo quan, kpan, cột nhà… và không được làm bẩn nguồn nước. Luật tục xử phạt rất nghiêm khắc các vụ chặt cây to không đúng quy định của tập quá cũng như các vụ làm cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước.
Người Eđê sản xuất nương rẫy theo lối xen canh và chế độ luân khoảnh. Theo đó bên cạnh nương rẫy đang sử dụng, người ta còn có nương rẫy theo chu kỳ: 14-16 năm, 10-12 năm. Theo đồng bào trừ những nương bằng phẳng có thể sử dụng nhiều năm, còn nương dốc chỉ dùng 1-3 năm rồi bỏ hoá, do đó họ cần có 2-10 đám nương rẫy khác nhau, những nương rẫy này được dùng lần lượt từ nương thứ 1 đến nương cuối cùng. Sản xuất theo chế độ luân khoảnh có ưu điểm là giúp được rừng tái sinh nhanh chóng, giữ và tái tạo được độ màu mỡ của đất đai, nương ít cỏ, đảm bảo được năng suất cây trồng. Sưu tầm
Lời bình: Vườn Trohbư của người Ban mê cũng là một nương rẫy cũ theo tập quán của đồng bào ê đê. Chính vì thế khi tiếp quản người ban mê đã nhanh chóng tái tạo lại được rừng trên mảnh đất này. Nói chung cái tập quán này cũng hay ra phết.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook