Tám quanh chuyện ...hiệp hội du lịch Khánh Hòa lên thăm tỉnh DakLak

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4763
  • Tổng lượt truy cập 11,491,388

Fanpage facebook

Ngày đăng: 16/08/2013, 10:29 pm

Hôm 13- 14/8 vừa rồi đã có một đoàn ...tạm gọi là chuyên gia du lịch của hiệp hội du lịch Khánh Hòa lên khảo sát du lịch tỉnh Dak Lak

Đây là chương trình nhằm kết nối du lịch hai tỉnh, hỗ trợ tỉnh Dak Lak trong việc tổ chức khai thác du khách Nga

Nghe các bạn nói mà đúng là mê không tưởng tượng được

Mỗi ngày có đến 1.000 lượt khách mới đến và họ ở lại ít nhất 10 ngày nên bình quân ở Khánh Hoà ngày nào cũng có 10.000 khách Nga đi lang thang

Du lịch Khánh Hoà thực sự rất phát triển, có nhiều điểm tham quan nhưng rõ ràng là cũng đã có...quá tải

Họ rất muốn san sẻ để làm hài lòng khách đến được nhiều hơn

Chỉ có điều...lâu nay hình như chưa có khách Nga nào lên trên Ban mê du lịch nhỉ?

Hi vọng lần này sẽ có một chuyển biến đáng kể trong suy nghĩ của các nhà họach định chiến lược du lịch của hai bên

Do chuyến đi quá ngắn ngày nên đoàn chỉ đi được cầu treo Buôn Đôn, Hồ Lắk và du lịch buôn Ko Tam

Tuy vậy, đoàn cũng đã đánh giá rất cao kết quả thu nhặt được và hứa sẽ lên tour thật nhanh chóng

Vui cho du lịch Dak Lak, nhưng  hơi chạnh buồn cho riêng mình vì lần này ...vẫn chưa có cơ hội cho Troh Bư

Thực ra ...mình cũng không buồn lắm đâu vì biết sức Troh Bư còn đang yếu khi sinh sau đẻ muộn

Mới chỉ đi được vài nơi thì cái nhìn của đoàn sẽ phiến diện, hi vọng sau này khi vào tour sẽ có những tác động tích cực hơn

Mọi người nhận định Hồ Lắk phù hợp với khách Nga hơn và ...Buôn Đôn nên ưu tiên khai thác khách nội địa?

Như vậy...có phải chỉ có nhõn Troh Bư phải buồn đâu? mà cả du lịch Buôn Đôn cũng bị xem thường... dù chính ra, đây mới là vùng họat động du lịch xôm tụ nhất

Không đào sâu về thất bại của du lịch Buôn Đôn, chỉ nói chuyện mỗi Troh Bư nhà mình thôi ...Troh bư, mảnh đất huyền thoại với các tour cà phê, khám phá khu bảo tồn lan, tát cá, ẩm thực dân dã, homestay và đi bộ kết nối tìm hiểu văn hóa tây nguyên qua bến nước buôn Đung ...mình không nghĩ khách Nga lại có thể không quan tâm?

Thực sự trong thời gian qua dù còn nhiều dang dở nhưng khách nước ngòai đến từ các nước Âu, Á khác đều đã đánh giá rất cao Trang trại du lịch khu bảo tồn lan rừng vườn Troh Bư

Ngòai ra sự đánh giá rất cao du lịch buôn Ko Tam ở xa làm nơi ăn tối và chơi đêm ...mà bỏ quên Ako Đhông và Yang Sin ngay trong lòng thành phố Buôn ma Thuột cũng làm mình bị thuyết phục hẳn được

Thôi thì rõ ràng là bước một bước biết một bước

Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn...mình và Troh bư như thế sẽ có thêm thời gian và cơ hội để tiếp tục hoàn thiện. Hihi!

 

Huyền thoại về Trohbư

Trohbư (Troh Bư)  Theo tiếng Ê đê có nghĩa là "lũng cá lóc đá"

Huyền thoại kể rằng ngày xưa, tại vùng đất nọ có một lần Giàng làm khô hạn, mấy năm liền không cho một giọt mưa. Đất đai nứt nẻ không còn trồng tỉa được, ngay cả nước ăn cũng dần cạn kiệt, người dân trong làng phải đi rất xa mới tìm được nước dưới những lòng suối sâu. Bao nhiêu lúa, ngô, khoai, sắn trong làng đều đã dùng hết, người trong làng phải chia nhau vào rừng tìm rau, đào củ. Rồi chẳng mấy chốc rau củ trong rừng cũng hết; chim, thú cũng bỏ đi cả không còn gì để săn bắn. Già làng đã nhiều lần cúng tế bao nhiêu là trâu, bò, lợn, gà mà Giàng vẫn không tỏ lòng thương xót. Không thể đợi lâu hơn được nữa, tù trưởng quyết định phải bỏ làng đi tìm đất mới và cả làng lũ lượt kéo nhau đi. Nhiều ngày trôi qua, đã rất xa nơi ở cũ nhưng rừng núi quanh họ vẫn chỉ một màu nắng cháy, cây cối xác xơ, mọi người đều thấy mệt mỏi và chán nản. Chợt một sáng nọ, họ thấy trước mặt có một vùng cây xanh tốt, mọi người không ai bảo ai cùng nhanh chân bước. Đến nơi, họ thấy đó là một khu rừng đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Lúc ấy, trời đã quá trưa, họ dừng chân ở một nguồn suối nhỏ bên một thung lũng lấp xấp nước. Trong lúc tìm cái lót dạ, họ bỗng phát hiện trong thung lũng kia có rất nhiều cá lóc suối sinh sống; mọi người lấy làm vui mừng, cùng nhau be bờ, tát cá. Khi nước cạn, họ bỗng lấy làm lạ vì cá ở đâu cứ như từ dưới đất chui lên, bắt mãi mà chẳng hết. Trưa hôm đó cả làng lại được ăn uống một bữa thật no nê. Rồi hôm sau cũng vậy, cá vẫn cứ như tự sinh ra trong thung lũng. Cái bụng đã được no, cái chân không còn muốn đi xa thêm nữa; lũ làng, ai ai cũng đã thấy ưng bụng với nơi ở mới này. Rồi họ phát hiện quanh đó có rất nhiều những nguồn nước mạch chảy tự nhiên, thật trong lành, mát ngọt; lại còn có cả một dòng suối lớn quanh năm đầy nước thật thuận tiện cho việc lập buôn làng mới. Cho rằng Giàng đã giúp mình, cả làng quyết định dừng chân cúng tạ và bắt tay vào việc lập buôn làng mới. Họ đặt tên cho buôn mới là Buôn Niêng và gọi dòng suối chảy qua làng là suối EaNuôl, còn thung lũng đầy cá lóc suối đã nuôi sống lũ làng khi mới đến kia là Trohbư.

Do vùng đất này nằm giữa hai vùng dân cư đông đúc và trù phú của Dak Lak là Bản Đôn và Buôn Ma Thuột nên chẳng mấy chốc buôn Niêng đã trở nên một buôn làng sầm uất và giàu có. Người ta còn nói rằng đây là buôn có nhiều chiêng, ché nhất ở Dak lak, tây nguyên

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác