Những nghi lễ trong phong tục cưới xin của người Ê đê.

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 892
  • Tổng lượt truy cập 10,243,543

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:24 am

Những nghi lễ trong phong tục cưới xin của người Ê đê.

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Linh tinh khác
05/07/2009 11:04 pm

1. Lễ chạm ngõ: (Emuh Ungmô)

Người Eđê còn có tục đính ước (mchuốp) khi cậu bé vừa sinh ra thì được cha mẹ gả cho một cô bé cùng tuổi. Nếu một trong hai bên không muốn duy trì mối quan hệ đó nữa thì có thể xoá bỏ lời hứa. Nhưng dù trai gái yêu nhau, hay do cha mẹ sắp đặt đính ước từ khi còn bé thì quyền quyết định trong hôn nhân là do những người anh em trai của mẹ.

Nhà gái làm lễ chạm ngỏ gồm các ché rượu và một vòng đồng để cúng thần, sau đó cùng ông mối (pô buk kông) đến nhà trai. Nếu người con trai là người buôn khác thì những người đi hỏi chồng mang thêm nắm cơm nếm với ý nghĩa cầu mong tình yêu của đôi trai gái sẽ mãi gắn bó như cơm nếp.

Khi ông mai mang chiếc vòng đồng sang nhà trai hỏi, nhà trai họp bàn, nếu thuận ý thì một dăm đie (anh hoặc em trai mẹ) cao tuổi do ông mối nhà gái đưa sang hỏi ý kiến chàng trai, nếu chàng rai nhận lời thì cầm vào chiếc vòng đồng ấy, đó là lời giao ước hôn thú. Sau đó đại diện hai họ làm lễ trao vòng và chính thức đặt quan hệ thông gia. Trong lễ này, nhà trai lấy một ché rượu, một con gà làm lễ, bỏ tiệc thiết đãi ông mai.

2. Lễ giửi dâu: (knăm)

Trước khi cưới thường có tục gữi dâu. Đại diện nhà gái dẫn cháu gái đến nhà chồng chưa cưới. Sau hai tháng gửi dâu, nhà gái đưa sang một con gà và ché rượu để làm lễ knăm thoả thuận về thời gian gửi dâu.

Thời gian tuỳ theo sự thảo thuận của hai gia đình gửi đâu càng lâu thì lễ cưới (ngău pnũ) càng giảm. Khi hết hạn cô gái trở về nhà mình và lễ cưới bắt đầu. Gửi đâu là thời gian thử thách lòng chung thuỷ, nết na của người phụ nữ. Nếu nàng dâu đủ tư cách như nhà trai mong muốn thì lễ cưới được tiến hành. Còn lười biếng thì nhà trai làm lễ trả lại nhà gái Mtruh) lễ vật bồi thường là một con heo và một ché rượu.

3. Lễ cưới: (Kpih ung mô).

Khi hết hạn gửi dâu, cô gái trở về nhà mình và chẩn bị đủ đồ thách cưới. Nhà gái sắm sữa đồ vật và lễ rước rễ (Tuhan) về nhà. Ngoài đò thách cưới, nhà gái phải làm lễ cúng cho cha mẹ chàng rể và đầy đủ sính lễ thoả thuận. Nếu nhà gái giàu sẽ cúng cho cha chú rể một con heo, ngưòi mẹ một con trâu, 8 chiếc vòng tay (tượng trưng cho 8 lễ cúng trong chu kỳ một con người trước khi lập gia đình) 1 bát đồng và một tấm mền. (trả công mẹ chồng đã dịu chồng lúc nhỏ)

Riêng đăm đei nhà trai, còn dược tặng 1 ché quý. Ngoài ra mỗi thành viên trong họ nhà trai còn được nhà gái biếu tặng những đồ vật khác.

Phần chính lễ cưới được bắt đầu khi làm lễ cam kết và lễ cúng tổ tiên nhà gái: lễ vật là một con heo và 5 ché rượu để cúng sức khoẻ cho đôi tân hôn. Một người trong số đăm đei nhà gái lấy máu con vật hiến sinh thoa vào chân đôi tân hôn và khấn cầu tổ tiên phù hộ cho họ được hạnh phúc. Sau đó ông ta bón cho đôi tân hôn mỗi người 2 muỗng cơm và uống 3 sừng rượu. Mội người tham dự cũng được mời ăn một miếng thịt và một miếng lòng heo. Lễ cưới chấm dứt khi ông trưởng đại diện cho hai gia đình cuộc hôn nhân đã được chấp nhận theo phong tục. Ông ta đưa chiếc vòng đòng cho đôi tân hôn chạm tay vào tượng trưng cho lời hứa chung thuỷ. Nhũng người tham dự hôn lễ lần lượt lướt qua mặt đôi tân hôn và tặng quà, cầu chúc cho cặp vợ chồng tương hợp và hạnh phúc.

4.Lễ lại mặt: (siê knăm)

Sau lễ cưới 3 ngày, đôi tân hôn xin phép cha mẹ phía vợ về nhà chồng để lấy tư trang và công cụ sản xuất. Số công cụ đó nếu chàng rể chết sẽ phải trả về cho họ nhà trai và những đứa gọi bằng cậu được thừa hưởng.

Người Eđê coi việc kết hôn như một giao kèo vĩnh cửu và người phụ nữ tin rằng, người chồng sẽ ở với mình đến chết. Tuy nhiên các vụ ly hôn vẫn xảy ra. Phong tục cho phép được tự do ly dị nếu 1 trong 2 người bất lực, ngoại tình hay vi phạm phong tục có ảnh hưởng đến đời sống gia đình. Trai bỏ vợ phải bồi thường sính lễ, gái bỏ chồng phải bồi thuờng cho nhà chồng bằng khoảng lễ vật khi giao ước khi cưới. Con cái sau ly hôn vẫn ở với mẹ, còn người chồng phải rời khỏi nhà vợ.

B. Các hình thức hôn nhân

1. Hình tức hôn nhân thứ nhất:

Hôn nhân chị em vợ (Sororat) và hôn nhân anh em chồng (liverat) tương đối phổ biến mà người Eđê hay gọi là tục nối dây. Chị chết em thay, anh chết em thay (ý chưa có gia đình). Việc lấy chị cả, anh cả không xẩy ra vì đó những người bực trên xem như cha mẹ, nếu lấy nhau sẽ loạn luân.

2. Hình thúc hôn nhân thứ hai:

Con cô con cậu hai chiều nghĩa là con cô lấy con gái cậu và ngược lại. Người cháu là người kế thừa tài sản mà cả chức vụ có (ví dụ khoa pin Ea); Đó là vết tích của chế độ quần hôn với nguyên tắc ngoại hôn lưỡng hợp – thi tộc mà quyền cữu phụ tồn tại ở cả dân tộc này là một yếu tố trong quan hệ gia đình. Sưu tầm

Giang son at 02/17/2012 08:51 am comment

dan toc naj cuoi sih,rat roi wa .em chong laj chj dau ,dung la loan luan.thien la ko hieu nguoi ede nghi sao zaj nhj .hihihihihihihihi..........la wa

Phong tục ngày xưa mà em.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác