Nhà Mồ người Ê đê trên Tây nguyên

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 2813
  • Tổng lượt truy cập 11,489,437

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:14 am

Nhà Mồ người Ê đê trên Tây nguyên

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Linh tinh khác
05/07/2009 10:42 pm

Nhà Mồ người Eđê (sang M’sat) thường cách Buôn không xa, trên sườn đồi hoặc trên khoảnh đất không xa để thoát nước khi nghĩa địa hư hại dập nát. Các nhà mồ Eđê đều có nóc nằm theo hường Đông – Tây đối lập theo hướng Bắc – Nam của nhà dài.

Tập tin:Tuongmo01.JPG

Đồng bào Eđê quan niệm:

Người chết mất xác vẫn được làm mồ nhưng theo những quy định riêng: Đặt gần lối đi, cầu thang đặt ngược và dứt khoát phải đặt ngoài nghĩa địa. Mồ thường làm như hình cũi đan bằng cây nhỏ, bốn chân cao sơ lược tạm bợ.

Người chết dữ nhưng còn xác, khi chôn đầu phải theo hướng mặt trời lặn (hướng Tây).

Người chết lành do già yếu, khi hạ huyệt đặt đầu theo hướng mặt trời mọc cùng hướng với người sống nằm ngủ trong nhà là hướng Đông Tây.


Tập tin:Tuongmo02.JPG

Trước khi làm lễ bỏ mả, đồng bào làm nhà mồ trang trí cầu kỳ kết hợp nhiều nghệ thuật chạm khắc tạo thành quần thể kiến trúc nghệ thuật nhà mồ phong phú và độc đáo. Trên một phần mộ đều có một nhà mồ gọi là Pưk Msát. Đó là ngôi nhà trệt để hai mái. Cây đòn nóc ngằm theo hướng Đông – Tây. Mỗi đầu nóc đều được trang trí, có thể là một con chim đại bàng bằng gỗ hoặc hình mặt trời bằng song mây. Một số ngôi mộ không có nhà mồ nhưng ở phía trên lại có cái nhà hình thuyền bằng gỗ gọi là nhà cơm (sang Esei). Nhà cơm nhỏ được đặt trên cột gỗ có chặm khắc làm hoàn toàn bằng gỗ ván dùng đựng cơm, nước, bát,… cho người chết. Nhà cơm được làm như kiểu nhà dài thu nhỏ khoảng 0,9m cao khoảng 0,3m hình dáng như chiếc thuyền gợi nhớ tổ tiên và ngồn gốc của người Eđê. Hầu hết các nhóm Eđê trong nhà mồ đều có nhà cơm, riêng nhóm Eđê Mthur thì không có bộ phận này. Xung quanh nhà mồ còn có những cây cột như (gâng Klao, gâng kut, gâng moông, gâng mrai… bằng gỗ bởi trang trí nghệ thuật tạo hình. Trên các cây cột ấy người ta tạc những hình tượng người đội nón, hình một số công cụ sinh hoạt của phụ nữ như rái bầu đựng nước, gối giã gạo và hình các con thú như voi, chim công, rùa, kỳ đà… khá tinh xảo nhưng rất tự nhiên. Sưu tầm.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác