Người Ê đê ở Tây nguyên

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4602
  • Tổng lượt truy cập 11,491,227

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:16 am

Người Ê đê ở Tây nguyên

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Linh tinh khác,người ê đê
05/07/2009 10:09 pm

Dân số 237.015 người (thống kê 1996) thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesia có nhiều nhóm riêng theo từng khu vực khác nhau: Eđê Kpa - nhóm chính thống gần trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột; Eđê Adham ở Ea súp, Buôn Hồ, Ea H’leo; Eđê Krung sống giáp gianh Đăk Lăk và Gia Lai; Eđê Ktun ở Krông Păk; Eđê Bin ở Lăk chịu ảnh hưởng của người Mnông; Eđê Blô ở M’drăk; Eđê Dliu Ruê ở Krông Ana … Người Eđê theo chế độ mẫu hệ, con gái đi cưới chồng. Sau đám cưới người chồng đến sống ở nhà vợ, con cái mang họ mẹ, con trai không được quyền thừa kế. Tất cả tài sản trong gia đình đều thuộc về họ vợ và con cái. Lúc vợ chết không được đem tài sản và con cái về ở với bố mẹ mình. Nếu bên nhà vợ không còn ai để thay thế (tục nối dây) thì người chồng phải về ở với chị em gái của mình. Nếu người chồng chết trước thì người chồng sẽ chia tài sản do sức lao động của người chồng ra làm ba phần: một phần dùng cho tuỳ táng, một phần biếu bố mẹ đẻ và chị em ruột nhà chồng, phần còn lại là của vợ và con cái.

Kinh tế chủ yếu làm nương rẫy, riêng nhóm Bih làm ruộng lúa nước theo lối thô sơ dùng trâu dẫm nát thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt đồng bào còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, đan lát, dệt thổ cẩm….

Tiếng nói của người Eđê thuộc ngôn ngữ Nam Đảo. Hai thây giáo người Eđê là Y Út và Y Jút đã nghiên cứu và đưa ra một dạng chữ viết. Sau đó với sự chỉnh lý của một đốc học người pháp là Antômachi và Công Sứ Pháp Sabatier. Đây là một dạng chữ viết dùng các ký âm quốc tế và mẫu tự La Tinh để hình thành.

Phần I. Phong tục tập quán:

I. Truyền thuyết người Eđê:

Truyền thuyết người Eđê kể rằng: “thần Y Rim là con trời dạy cho người biết dùng gạo thổi cơm, nấu xôi, làm men rượu để uống. Vì uống say quên việc làm ăn nên con người đã giận thần và tìm cách để đánh nhưng không sao bắt được. Mọi người bèn nhờ hai anh em thợ săn Y Tông và Y Tang xua hai con chó đi bắt, song càng đuổi thần càng chạy nhanh cuối cùng đi vào một hang sâu. Hai ngày sau hai anh em mới đến được cửa hang. Họ nhìn thấy quang cảch đẹp, ánh sáng chan hoà, cây cối tươi tốt, nhiều hoa quả, súc vật và chim muông. Họ nghĩ rằng nếu con người sống ở đó thì sung sướng biết bao nên trở về khuyên bảo mọi người. Khi đến tận nơi xem xét, tù trưởng Eđê đã đưa dân làng đến đó sinh sống. Trong một năm họlũ lượt kéo nhau đến đây. Đến ngày 101 con trâu Y Rim bị vướng sừng làm sụp miệng hang nên những người đi sau không thể qua được nữa. Họ gọi đó là hang ADRÊNH mà từ lâu người Eđê vẫn tin rằng ở krông nằm phía Nam Buôn Ma Thuột.

II. Nguồn cội người Eđê:

Đòng bào Eđê vẫn thường coi mình là Anak Eđê (người Eđê). Về tên gọi này có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng tên người Eđê là tên gọi một loại tre, những người sống trong rừng tre này tự gọi mình là Eđê; có ý kiến khác cho rằng Eđê được gọi theo tên một vị thần tối cao trong tín ngưỡng người Eđê là – điê và gọi trệt là Eđê; cũng có ý kiến cho rằng tên gọi này có nghĩa là “người mới đến” từ hang đất Adrênh. Ngoài tên Eđê ra đồng bào còn có tên gọi là Rađê.

Rađê như có người giải thích là từ chũ Orang Đê mà ra trong đó Orang nghĩa là người, cách gọi này thường thấy các tộc người thuộc hệ ngôn ngữ Malayo – polynexia ở Đông Nam Á. Vì vậy những người thuộc hệ ngôn ngữ mã lai còn gọi là gọi người Eđê là Orang Đê. Người Gia rai gọi người Eđê là Rơ Đê theo quy luật biến âm Ê thành âm Rơ. Theo quy luật này thì con tê giác được người Eđê gọi là Emeh, người Gia rai gọi là Rơ meh; con bò người Eđê gọi là Em, người Gia rai gọi là Rơmô. Vì vậy Rađê xuất phát từ cách gọi của ngừơi Gia rai luôn biến âm Ê thành âm Rơ III. Nguồn gốc của người Eđê:

Người Eđê có hai hệ ngôn ngữ chính là hệ Môn – Khơme và hệ Nam Đảo. Trong đó các dân tộc Banah, Xêđăng,, M’nông, K’ho… thuộc hệ ngôn ngữ Môn – Khơme. Các dân tộc chăm, Eđê, Giarai, chủu… thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo hay còn gọi là hệ ngôn ngữ Malayo – Plynẽia. Vùng hình thành ban đầu của ngôn ngữ là hệ Anhđônêdiêng.

Có thể chia các ngôn ngữ Anhđônêdiêng ra thành 3 nhóm: Miền Tây, Miền Đông và Miền Bắc. Tất cả những ngôn ngữ ở Xumatra, Giava, Bali đều thuộc nhóm phía tây, nhóm phía Đông phân bổ trên quần đảo Sondes. Nhóm phía Bắc là ở quần đảo Philipin. Những ngôn ngữ thuộc nhóm Anhđônêdiêng phái tây lại chia thành 2 nhóm. Tiếng chăm, Eđê, Giarai, Giaglai, churu thuộc nhóm nhất (vì vậy người Eđê có khoảng 84% từ ngữ gần với người chăm và Gialai). Những ngôn ngũ vùng hải đảo Đông Nam Á thuộc nhóm thứ hai.

Người Eđê xưa kia vốn là dân cư Malayo – Polynexia được hình thành ở vùng Đông Nam ven biển Quảng Đông – Trung Quốc và giữa thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Với sự biến chuyển về kinh tế văn hoá cùng với sự phát triển dân số mỗi ngày một tăng dẫn đến sự di cư đến vùng Đông Nam Á theo hai con đường.

Con đường thứ I: Dọc theo bờ biển Trung Quốc sang Đài Loan đến Philipin.

Con đường thứ II: Qua Đài Loan sang Philipin rồi từ đó xuống Indonexia và sang Đông Dương.

Cả bộ dân cư to lớn di cư tiến vào miền Trung Việt Nam từ biển và hìng thành nhóm dân cư Nam Đảo khá hùng mạnh. Sau khi đổ bộ vào miền trung qua đường biển, cùng với thời gian và sự ảnh hưởng của nền vă hoá Ấn độ, một bộ phận lớn tiếp nhận nền văn hoá Ấn độ và lập nên một nước Chăm Pa hùng mạnh (mà dấu vết văn hoá đó ngày nay vẫn còn tồn tại khắp khu vưc miền trung) đủ để di chuyển và lấn át các cư dân tồn tại trước. Sức mạnh của văn hoá Chăm đã đẩy lùi bộ tộc còn lại (không chấp nhận văn hoá Ấn) lên vùng phía tây trường sơn (tức vùng Gia Lai và Dak Lak ngày nay). Trong quá trình thay đổi để phù hợp với môi trường sinh sống, người Eđê bỏ dần những tập quán của vùng biển hoà hợp với môi trường mới. Tuy vậy đến ngày nay người Eđê vẫn còn lưu giữ những dấu ấn văn hoá về nguồn gốc của mình như môtíp ngôi nhà dài, mái nhà rong, cầu thang công hình mũi thuyền, các hình tượng nhà mồ….

IV. Quan hệ xã hội:

Eđê là dân tộc còn giữ lại đậm nét chế độ mẫu hệ và nó chi phối toàn bộ cuộc sống họ trong gia đình cùng như ngoài xã hội.

Sinh sống trong môi trường cao nguyên với nền kinh tế nương rẫy, chịu những tác động khách quan của lịch sử xã hội Eđê tiến hoá chậm chạp và bảo lưu nhiều tàn dư của xã hội tiền giai cấp. Xã hội cổ truyền Eđê vẫn lấy buôn làng làm đơn vị tổ chức xã hội cơ bản.

Buôn phân bố rải rác khắp miền cao nguyên đất đỏ, nhất là ở vùng trung tâm và các trục giao thông. Buôn nhỏ thì vài chục nóc nhà, lớn thì bảy tám nóc nhà với những nhà dài ngắn không đều nhau, xếp những dãy theo đường phố.

Mô hình buôn truyền thống luôn có một đương từ hướng từ Đông sang Tây và các nóc nhà ở hai bên con đường nhỏ. Theo qua niệm của người Eđê, hướng đông là hướng của mặt trời mọc là phía của sự sống, hướng tây là hướng mặt trời lặn là phía của sự chết. Vì vậy hướng đông là cổng làng và hướng tây luôn luôn là nghĩa điạ.

Các nhà dài trong buôn được bố trí theo hướng bắc nam và được phân bố theo kiểu mật tập (tập trung). Trong buôn, bến nước là nơi sinh hoạt công cộng hàng ngày quan trọng nhất, cũng là nơi để cúng đầu xuân khi công việc bắt đầu được tiến hành nên rất chú ý giữ gìn.

Dưới buôn còn có những đơn vị cư trú nhỏ hơn gọi là Alú (xóm) nhưng nó có thể trở thành buôn nhỏ khi số dân đông, hoặc có mâu thuẫn với buôn gốc. Tinh thần trong buôn được thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Từ lâu vẫn tồn tại tổ chức gọi là Bring, là những hình thức đổi công hợp tác tự nguyện của các gia đình trong buôn. Khi một gia đình nào trong buôn có việc như cưới hỏi, tang ma, làm nhà mới… được bà con giúp đỡ tận tình về của cải và sức người không phụ thuộc vào quan hệ họ hàng. Đối với gia đình nào quá cố thì người dân trong buôn ngừng mọi hoạt động sản xuất đến giúp tham gia lo liệu công việc, đưa đám, than khóc bên mồ xuống rượu tiễn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng. Sưu tầm.

toan bmt at 12/21/2011 10:57 am comment

hic hic chết rồi anh phước ơi , bữa nào về thì liên hệ anh Hưng để đi Buôn Đôn gấp nhá

Hihi...đừng bắt anhđi ...Buôn nha

Thanh Phước at 12/19/2011 10:55 am comment

vậy thi tiêu em rồi, hôm bưa có đi 1 lần mà giờ quên mất tiêu, lên mạng tim ma k thấy

Chán ghê, anh cũng thích tìm thông tin này, để...tiếp tục nghiên cứu vậy nha

Thanh Phước at 12/15/2011 01:09 pm comment

Ý quên, em hỏi nhầm!!!!!!!!!!!!!! mộ Khunjunub Em biết, mộ của Thầy giáo Y Jut ở đường nào vậy Anh?

Anh cũng nghĩ vậy, chứ mộ vua voi thì ai mà ko biết em nhỉ. Chỉ có điều...mộ thầy Y Jút thì anh cũng...tịt như em. Hihi.

Thanh Phước at 12/13/2011 12:14 pm comment

Mộ vua săn voi khun ju nul ở đường nào vậy anh?

Ôi trời, vừa là người Ban mê lại là hướng dẫn du lịch mà hỏi thế thì....chết anh.  Nó ở trong Bản đôn cơ mà em

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác