Nhà dài một công trình độc đáo, là sản phẩn tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai thú dữ và bảo vệ sự sống của mọi thành viên trong gia đình. Đó còn là nơi sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của người Ê đê.
Về cơ bản, nhà dài Ê đê Kpă, Adhăm, Krung, Bih hoàn toàn giống nhau về hình thức kiến trúc cũng như sử dụng. Riêng nhóm Ê đê Mthur ở M’đrăk nhà thường ngắn và hẹp hơn, phần sàn sân trước tương đương với đường rọi từ góc mái, sàn sân không vượt ra ngoài nhiều như nhà của các nhóm Ê đê khác.
Nhà truyền thống của người Ê đê lợp bằng tranh, nằm theo hướng bắc nam. Hướng nhà đó che chở được hai hướng gió đông bắc về mùa khô và tây nam vào mùa mưa không bị nắng xối qua trục bắc nam mà các buồng được tiếp nhận ánh sáng một cách điều hoà. Về mùa mưa, nó cũng tận hưởng được sức nóng của mặt trời khi nắng để hơ sấy, hạn chế sự ẩm ướt. Để phân biệt giữa ngôi nhà của người sống và cái nhà của người chết trong hai thế giới đối lập, đồng bào thường kiến trúc nhà mồ theo hướng Đông – Tây.
Ngôi nhà Ê đê thường được xây dựng bằng nguyên liệu sẵn có ở địa phương như khung nhà bằng gỗ, xương mái nhà sàn bằng tre, nứa, Mặt sàn và vách che quanh nhà bằng lồ ô hoặc tre bổ banh đập dập; mái lợp bằng cỏ tranh hoặc mây tết lại. Xung quanh ngôi nhà được che kính bằng phên. Phên dựng thẳng ở hai hồi thì thẳng đứng gọi là M’ran ; còn có hai hàng phên chạy dọc theo chiều dài của ngôi nhà dựng ngã ra 2 bên gọi là Mtih. Bộ phận kết cấu ở tầng sàn được gọi là Tul. Gánh đỡ toàn bộ phận Tul là những dầm ngang (Đê) tại một hàng cột. Trên đó có 6 hàng dầm dọc (Găp) đều bằng gỗ cây nhưng nhỏ hơn Đê. Nằm ngang trên dọc là một hàng rui (T’rung) bằng cây gỗ non. Trên rui là một lớp mè (Nê) chạy dọc bằng những thân tre chẻ. Trải trên mè là gát sàn (Trịa), bằng lồ ô bổ banh, đập dập và lốc mấu kỹ.
1. Ngoại cảnh nhà dài Ê đê:
Nhà Ê đê có hai cửa ra vào đặt chếch hướng Tây ở quãng gần chính giữa hai đầu hồi, cửa trước nhìn ra lối xuyên thông, dành cho khách và những thành viên nam giới. Cửa sau là lối đi của phụ nữ. Chỗ góc hai hồi phía trên hai cửa trên đều có một tấm phên che hình ba góc gọi là M’ran. Ở hai đầu mái hồi thường đưa ra gần 1m và có hai cột hiên. Nối liền với hiên là một sân sàn (Adring). Sân trước gọi là Adring gah (sân khách) sân sau gọi là Adring Ok.
Sân sàn trứơc thường được lát bằng những cây gỗ con hoặc bằng ván xẻ. Sân sàn là nơi để ống nước và rửa ráy. Riêng phần hiên trước là không gian có mái che thì để một vài phương tiện làm hạt như chày, cối, sàng, mẹt… Sân khách rộng và được trang trí đẹp cũng là biểu hiện của gia đình có thế lực trong vùng. Ghếch lên mỗi sân sàn, trông thẳng và lối cửa là cầu thang.
Trên sân sàn khách của những gia đình có thế lực trong buôn còn dựng một đôi ghế lộ thiên thẳng hai hàng cột có gọi là Kpan Adring (ghế sàn). Ghế sàn là hai cây cột đỡ dầm ngang nhô lên khỏi mặt sàn chừng 0,5m. Đầu cột được cắt bằng. Xung quanh được khắc vành trăng non và những hình kỳ đà. Có gia đình còn dùng một sân sàn ở phía Tây, kề sát với sàn nhà vào quãng giữa. Sàn ấy gọi là Adring kiêu và cũng có một lối vào nhà. Ghếch lên sàn kiêu cũng có một cầu thang nhỏ, đó là sân dành cho trai gái tâm giao.
Về hình thức có hai loại cầu thang: Cầu thang cây và cầu thang ván.
Cầu thang cây là thường một loại cây đẽo đa giác được khắc bậc gọi là cầu thang Enh hang Hgăm. Cầu thang phía trước thường to và được gia công nhiều hơn cầu thang sau (Hgăl) nhưng dù to hay nhỏ thì cầu thang hay được đẽo cong ở phần đầu như dáng con thuyền lướt sóng.
Cầu thang ván còn gọi là Enhan Pla Đang (cầu thang cái) là một thân cây lớn, dày từ 20 – 30cm, rộng 50 – 60cm và dài từ 1,5 – 2,05m có hình dáng chiếc thuyền lướt sóng. Phía đầu Pla Đang được khắc nổi đôi bầu sữa (Ksâu). Phía trên bầu sữa là vầng trăng khuyết, vầng trăng biểu tượng cho sự chung thuỷ. Đôi bầu sữa tượng trung cho sự mẫu hệ. Hình dáng chiếc thuyền để nhớ về tổ tiên là người Malayo-Polynesien vượt biển vào bờ. Có nhà dựng đến 2 hoặc 3 cầu thang ở phía truớc, một cầu thang chính Enhan Pla Đang) và hai cầu thang phụ tuỳ theo gia đình đó giàu có hoặc có địa vị cao trong xã hội. Cầu thang phía sau nhà gọi là Enhan Hgăl.
Dù là cầu thang cây hay là cầu thang ván thì số bực thang luôn là số lẻ, từ 5-7 bậc vì người Eđê quan niệm là số chẳn là số của người chết, số của ma quỷ; số lẻ là số người sống, số của may mắn.
Cầu thang cái dành cho khách và đàn ông trong nhà vì theo người Ê đê đàn ông con trai trong nhà chỉ là khách, khi cưới vợ sẽ ra khỏi nhà. Khi lên xuống cầu thang mặt phải luôn hướng về ngôi nhà vì căn nhà là nơi mà sinh ra và lớn lên. Quay lưng với nhà là đồng nghĩa với phản bội nơi mình sinh ra. Ngoài ra người Ê đê luôn gùi sau lưng khi lên xuống cầu thang, nên cách tốt nhất để khỏi té là khi lên xuống luôn hướng mặt vào nhà.
2. Nội thất nhà dài Ê đê:
Không gian bên trong nhà Ê đê được chia làm hai phần theo chiều ngang: Phần Gah Ok và phần Adũ.
A/ Phần Gah Ok: là nơi đón khách và là khu vực dừng cho mọi người sinh hoạt chung của gia đình dòng họ như họp hội, làm lễ cúng thần, đánh cồng chiêng… không gian Gah Ok có ba vì cột.
Vì cột thứ nhất: cách cửa ra vào khoảng 1m.
Vì cột thứ hai: gần giữa khoảng Gah Ok bởi lẽ gian thứ hai trong phần này bao giờ cũng rộng hẳn hơn gian thứ nhất. Cây cột phía đông của cây vì cột này gọi là cột khách hay cột dựa (Kmeh Knang). Đằng trước cột khách hướng về mé Tây và bếp khách (Kpur Gah). Khi khách tới nhà, lập tức bếp ấy được đốt lên để đun nước uống và lấy lửa cho khách hút thuốc. Xung quanh là những băng ghế nhỏ để khách ngồi. Cây cột phía Tây cột này gọi là chổ để chiêng, cồng. Không gian từ cột chiêng đến cột khách trở ra cửa chính gọi là Bhôk. Khi có đình đám nơi đây là nơi nghi thức cúng, cũng như là nơi để buộc rượu cần và chia chỗ cho các trai làng đảm nhiệm. Ngoài ra khu vực Bhôk còn là nơi để tiếp khách bình thường nghỉ qua đêm tại nhà dài.
Vì cột thứ ba: có tên Kmeh Kpăng (cột ngăn). Cây cột đứng phái Đông là cột chủ bởi là cận cột này là một Djhưng Pô sang, ghế dành cho người chủ gia đình người toạ việc họp hoi (ghé này thường là những gia đình giàu có địa vị cao sang trong xã hội ). Sát vách sau cột này là nơi xếp đắt các ché rượu cần như ché Yang Ngông, ché tức, ché tang. Cây cột đứng phía Tây gọi là Kmeh Gơr (cột trống) bởi cạnh cột này nơi đắt chiếc trống cái, một nhạc cụ mà hầu như gia đình nào cũng có. Sát ở bức vách phía Tây từ ngoài vào cửa đến cột trống là ghế Gah Kpan (là một ghế độc mộc dài 10 – 20m tuỳ theo chiều dài của Gah Ok của từng ngôi nhà, rộng 70-80cm dài từ 7 – 8cm có chân cao 40 – 50cm) ghế Kpan dùng cho các nhạc công ngồi đánh chiêng trong các dịp lễ. Dưới gầm ghế là đủ các loại chiêng to nhỏ khác nhau. Chiêng nhỏ được lồng vào trong chiêng to rất gọn gàng và ngăn nắp. Có nhà không để chiêng dưới gầm ghế thì treo trên vách cũng ở vách phía Tây trên ghế kpan.
Hai vì cột đầu tiên là cột chính của nhà dài và thường được chuốt thon từ trên xuống dưới. Riêng cột kmeh kpăng trong những gia đình giàu có, thế lực thì được kỳ công chạm khắc trên cột. Đầu cột chạm nổi, trên hết thường là hình trăng khuyết, dưới là hình ngà voi, dưới nữa là hình chim Grú (loại chim tưởng tượng của đồng bào Eđê, ăn thịt sống và bề ngoài gióng chim kên kên) hoặc hình rùa, kỳ đà. Phần đầu mút thường được đẻo thành một hay nhiều nồi bung, nồi ba, nồi bảy chồng lên nhau. Xà ngang nối giữa hai cột kmeh kpăng nổi lên hình bầu vú.
B/ Phần Adũ: Là chổ ở riêng của vợ chồng chủ nhà cùng con cái trong gia đình.
Diện tích Adũ được chia thần hai phần theo chiều dọc: Phía đông và phía tây. Một trong những tập quán có tính nguyên tắc của sinh hoạt nhà dài và khi nằm thì đầu hướng về phía đông và chân duỗi về phía tây. Phía đông được ngăn ra thành nhiều buồng làm chỗ ở cho từng cặp vợ chồng. Buông thứ nhất kể từ cửa cầu thang phía sau là phòng của vợ chồng chủ nhà. Kế tiếp là phòng kho để của cải tài sản chung trong gia đình đồng thời cũng là phòng dành cho con gái khi lấy chồng (Adu hong). Tiếp theo là lần lượt phần lùi vào trong là buồng các cô gái lấy chồng theo thứ tự trước sau. (những người khách lạ không được phép đặt chân vào phần Adũ này).
Phía trước buồng khoa sang (chủ nhà) có một khuôn bếp nấu ăn chung. Cạnh đó là nơi để bầu nước. Những cặp vợ chồng ăn riêng thì phía truớc buồng của mình cũng có một khuôn bếp. Phía trước dãy buồng là lối đi. Sát vách phía tây là nơi để đồ dùng sinh hoạt trong gia đình và một số công cụ sản suất.
Phía sau nhà dài là kho lúa (H’Jiê) cũng làm bằng gỗ, tranh, tre, nứa… Sàn kho lúa thường cao hơn sàn nhà và có quy mô hình vuông nhưng chỉ có hai mái.
Nhìn toàn bộ không gian sân sàn cho đến hết nhà, dựa vào chức năng sử dụng nhiều vị trí không gian được phân định, nhà dài Ê đê có thể ví như một khu tập thể có một sân chung. Có nơi sinh hoạt tập thể có lối đi chung nhưng lại có những buồng riêng cho những gia đình nhỏ với lối tổ chức như vậy, trong nhà dài luôn tạo khoảng không gian bảo đảm nhu cầu sinh hoạt cần thiết của gia đình nhỏ, song lại tạo được sự gắn bó quan tâm của các gia đình nhỏ thông qua quan hệ ở các phần không gian sinh hoạt tập thể.
Bài này người Ban mê sưu tầm để bổ sung cho bài nhà dài của người Ê đê một bài viết đã tham gia cho Vi Wiki và có cả trong blog này nữa nhưng giờ đọc lại thấy sơ sài quá và để chuẩn bị tốt hơn cho việc làm một ngôi nhà dài Ê đê đạt chuẩn trong Vườn Trohbư - Bản Đôn của mình và giờ đây, điều đó đã trở thành hiện thực. Một trong số ảnh trên chính là nhà dài mà ngắn trứ danh trong vườn Trohbư nhà mình đấy./.
Ko hẳn thế anh à...nói chung vấn đề này em cũng có nghiên cứu rồi...Người Ê đê sống theo chế độ mẫu hệ...chiếc cầu thang cái còn là thông điệp của nhi nữ thượng quyền...nên có thể ta ko thể vin vào cảm giác đàn ông khoái cái nào hơn cái nào...Theo em biết thì luật tục ngày xưa "Đàn ông bất kỳ nếu bước lên cái cầu thang chính khi không được nữ chủ nhà cho phép thì bị phạt nặng lắm. Khách đến thăm trước khi bước vào nhà phải dùng 2 tay ôm lấy bầu ngực. Như vậy mới thể hiện sự tôn trọng nữ chủ nhà"...Tuy nhiên...biết đâu là em cũng lầm...có lẽ để chuyến đi BMT sắp tới, em cũng cần kiểm nghiệm thêm cho sự hiểu biết của mình đấy anh à!
Đàn ông Ê đê chỉ là khách thôi mà, anh cũng chỉ đùa thế vì rõ ràng mình không thích lên nhà dài bằng cầu thang đực thật.
Cầu thang cái dành cho khách và đàn ông trong nhà vì theo người Eđê đàn ông con trai trong nhà chỉ là khách, khi cưới vợ sẽ ra khỏi nhà...Em thấy hình như có sự nhầm lẫn anh à... Nhà dài bao giờ cũng có ” cái đực “đi cùng . Trong khi chiếc cái được đặt ở vị trí trang trọng trước cửa nhà thì chiếc đực bé hơn rất nhiều bị đặt lệch xa về phía bên trái. “Chiếc cái dành cho phụ nữ và khách quý . Chiếc đực dành cho đàn ông và người trong gia đình ...Anh thứ tham khảo trang này nhé http://www.vtv4.vn/Tat-ca-Clip/Clip-trong-thang/Bi-an-E-de--cau-thang-Vu-87500.html
NBM ko hiểu tại sao bạn lại tin lời một bài viết vu vơ chép lại lời nói hơn là một bài nghiên cứu nhỉ? Bài này NBM sưu tầm thôi và xưa giờ cũng nghe thế, nghĩ thế. Nếu theo bạn thì đàn ông sẽ khoái lên nhà dài bằng cái cầu thang nào nào?
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook