Lễ rước Kpan của người Ê đê

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4704
  • Tổng lượt truy cập 11,491,329

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:28 am


Lễ rước Kpan của người Ê đê



Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Linh tinh khác,người Ê đê

05/07/2009 11:40 pm


Kpan là chiếc ghế dài độc mộc, bằng gỗ nguyên khổ, thông thường dái từ 10 – 20m tuỳ theo chiều dài Gah Ok của tường nhà, rộng 70 – 80cm, dài 7 – 8cm, có chân cao từ 40 – 50cm tượng truơng cho sự giàu có của gia đình và là niềm tự hào của buôn làng.


Muốn làm ghế kpan phải gồm 7 thanh niên trai tráng vào rừng, lựa cây rừng cao, to, thẳng, đẹp, thuộc loại cổ thụ quý (dầu, hương, sao) rồi đẻo thành chiếc kpan đồ sộ với đừơng cong khoẻ mượt và đường thẳng dứt khoát, tạo thành chiều dài vững vàng như con thuyền, buôn cần tới lòng dũng cảm, sức mạnh và trí tuệ của cả cộng đồng.


Kpan có giá trị trang trí, thẩm mỹ độc đáo của gia đình, giá trị (dùng để các nghệ nhân ngồi đánh chiêng). Người Eđê không bao giờ bán ghế kpan vì bất kỳ lý do gì. Công việc làm ghế kpan kéo dài 7-10 ngày nên chủ kpan phải lo đủ trâu, heo, gà, rượu gạo cho bà con ăn uống trong suốt thời gian ấy.


Khi hoàn thành ghế kpan, người Eđê bao giờ cũng làm một lễ ruớc long trọng để mừng thành quả của cả cộng đồng.


Chủ nhà mời 7 người bên vợ tới bàn việc đi tìm cây quý 7 người này sẽ là lực lượng chính của buổi hạ cây. Tìm được cây không có dây leo, không rỗng ruột, không có tổ ong, tổ kiến, tổ chim. Tìm được một cây thì đẽo một mãnh vỏ đem về nhà cúng thần, để rìu, kiếm, khiên bên ché ruợu.


Ngày đi chặt cây phải đẹp trời, trong buôn không có đám tang. Từ sáng sớm đoàn người đã lên đường, chủ nhà đi đầu, đến 7 người chặt cây chính, tới thầy cúng và pô chát Đing (người quản lý toàn buổi lẽ theo dõi kỹ thuật chặt và làm kpan) dân làng ai muốn giúp và muốn xem thì đi từng tốp tù sau. Người nhà mang cơm, rượu, thịt, nươc uống, phục dịch. Rìu là công cụ duy nhất trong việc hạ cây và đéo kpan. Dùi sắt để thử gỗ, kiếm khiêm để biểu diễn và làm phép, tù và để thổi động viên.


Tới nơi chủ nhà vừa thổi tù và vừa đi quanh gốc cây 7 vòng thầy cúng múa khiên đi theo rồi đóng dùi sắt vào cây, nếu dùi cắm chặt là được. Thầy đứng trươc cây cầu thần pôrong (bảo hộ chủ) thần Bưng (giữ số mạnh chủ) và thần núi, thần sông.


Chủ bổ phát rìu đầu tiên rồi mọi người hò nhau hạ cây. Chủ nhà thổi tù và liên tục với mục đích báo với Yàng và báo tin cho cả buôn. Pô Chát Đing điều khiển thợ chặt sao cho cây đổ dọc bờ nước mới tốt. Khi đã hạ cây đúng hướng, thầy cúng cùng chủ nhà đi lên thân cây 7 lần đuổi thần xấu đi xa.


Khi việc sơ chế đã xong, thợ nghỉ hút thuốc, chủ nhà rót rượu mời từng người uống lấy sức và mừng đoạn mở đầu đã thuận lợi. Tù và liên tục đón chào thành quả mới, 7 chàng trai múa khiên quanh gốc cây.


Kpan sơ chế được chuyển về buôn để hoàn thiện. Tất cả thanh niên khoẻ mạnh khoảng 40 người có mặt đều ghé vai khiêng chiếc ghế quý về buôn. Lễ rước kpan bắt đầu, một lớp thanh niên khác với thiếu nữ trang phục ngày hội vừa tấu nhạc Đing nă, Đing buốt, tù và vừa múa theo trên suốt đường về.


Kpan sơ chế đặt phía sau nhà. Đêm ấy chủ nhà mở ché rượu thơm đãi thợ và trò chuyện tới khuya. Ngày hôm sau, từ sớm tiếng rìu đã chan chát âm vang gần rua mọi người xong xuôi, chiếc ghế dài độc mộc cổ truyền với vẻ duyên dáng, mềm mại với các tiết tấu hoa văn truyền thống. Phía đầu đã trải truớc nhà. Chủ nhà cầm khiên, múa kiếm đi lại trên cây kpan 7 lần để đuổi thần xấu ra khỏi kpan. Rồi ông thông báo cho mọi người biết tên kpan với mục đích khẳng định kpan đã có chủ và đem lại niềm tự hào cho cả buôn.


Chiêng trống âm vang đất trời, báo hiệu lễ rước kpan nhà bắt đầu. Đầu nhỏ vào trước, kpan chạy dài suốt vách phía Tây gian khách. Thầy cúng cầu mong Yàng, mong cây đem lại điều tốt lành cho gia đình chủ. Mở đầu nghi lễ bằng việc cúng ông bà tổ tiên bằng một con heo và 3 ché rượu. Phía trên đầu kpan đặt 3 ché rượu đồng đựng tiết heo pha rượu, thầy cúng cầm que bông nhúng rượu huyết phết từ đầu đến cuối ghế dài.


Thịt rượu bà con đến mừng chủ nhà. Tiếng tù và chiêng hoà với nhau trong lễ rước. Sưu tầm


Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác