Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực Tây nguyên nơi có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam.
Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. đó không những là một sự kiện quang trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước việt nam. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình. Do mang đậm màu sắc du lịch nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch như của du lịch Đắk Lắk. Những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Đồng thời giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên…Cũng trong khuôn khổ của Festival, bên cạnh các hoạt động văn hóa còn hội chợ triển lãm về công cụ sản xuất, đồ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Và đây là một số hình ảnh trong Lễ hội cồng chiêng lần thứ 2, tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột (cuối tháng 11/2007) mà người Ban mê chụp được muốn chia sẻ.
Ngã 6 Ban mê mấy hôm ấy tòan người là người, vui ơi là vui, nao nức đúng như hội thật.
Khu Biệt điện số 04 Nguyễn Du được coi là điểm chính, các họat động phần lớn được tổ chức ở điểm này cho nên cũng phải dựng một cây nêu nhìn cho có vẻ chứ. Lúc này đang là thời điểm nghỉ ngơi nhưng tối đến thì đông lắm. Bảo tàng cả tối cũng phải mở cửa nữa, nhân viên ở đây tha hồ mà mệt nhé. Nhưng cả nhà ơi! vì Ban mê ... cố lên.
Một sân khấu hòanh tráng được dựng lên ở đây. Mọi người đến xem biểu diễn rất đông, nhất là du khách. Nhưng một số hơi thất vọng vì trong các tiết mục biểu diễn tính Rock nhiều quá.
May mà trong lễ hội còn có nhiều cơ hội khác như đi chơi các Buôn làng người dân tộc tại chỗ chẳng hạn. Ở Buôn Ma Thuột, buôn Akô Đhông là gần nhất và bản sắc nhất.
Trong những hôm diễn ra lễ hội, các nhà trong buôn được trang hòang thật đẹp và mở rộng cửa để đón du khách tham quan.
Giới nghệ sĩ nhiếp ảnh và phóng viên ba miền cứ gọi là thích mê tơi trước những độc đáo và bất ngờ của văn hóa Tây nguyên. Họ chụp nghệ nhân còn mình thì chụp họ khóai hơn.
Ở trong buôn cũng dựng cả sân khấu nữa này, tha hồ mà vui nhé nhưng đừng đem Rock vào buôn là được..
Lễ hội còn diễn ra ở cả Bản Đôn nữa đấy, mấy ngày luôn mà, nhiều trò lắm. Có cả lễ cúng bến nước và đua voi nữa. Bận quá không đi và chụp hình được, thông cảm cho người Ban mê với nha.
Lời bình: Văn hóa cồng chiêng đã làm Tây nguyên được biết đến nhiều hơn, nhất là khi Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Mình hơi chậm chân rồi nên chưa có bộ chiêng nào để làm đẹp và bổ sung cơ sở vật chất kinh doanh du lịch cho vườn cảnh Trohbư http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=229. Có lẽ khi nào bắt đầu kinh doanh phải lên năn nỉ mua lại một bộ của Làng cà phê Trung nguyên vậy, trên đấy thấy chất cả đống cao như núi nhìn chả còn đẹp tí teo nào.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook