Lễ cúng bến nước ở Tây nguyên

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4532
  • Tổng lượt truy cập 11,491,157

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 11:06 am

Lễ cúng bến nước ở Tây nguyên

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Ban mê,Bến nước,Buôn Ma Thuột,Đắk Lắk,Linh tinh khác
09/17/2008 07:44 pm

Lễ cúng Bến nước Tuk Pin Ea là một trong những lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người vùng cao Tây Nguyên Việt Nam. Lễ cúng được tổ chức vào khoảng tháng 3 hàng năm, là lúc chuẩn bị có những cơn mưa đầu mùa,  với mục đích  tạ ơn  thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm sau và thường được tiến hành vào sau khi thu hoạch vụ mùa và  Lễ mừng lúa mới.

Để làm lễ cúng, người ta chọn một ngày tốt làm vệ sinh buôn, dọn bến và soạn lại máng nước, làm thịt lợn, gà để hiến tế cúng các thần: Thần đất, thần nước, thần núi, tổ tiên. Tất cả dân làng tập trung ra bến nước, người chủ bến nước hoặc thầy cúng sẽ chủ trì lễ cúng với mâm đồ cúng là thịt lợn, và quan trọng nhất là một chậu tiết pha loãng.

Bến nước hôm đó được trang hoàng với cổng chào bằng lá cây, cỏ lá dài, có treo đồ vật trang trí, có dựng cả trụ trang trí dạng như cây nêu của người Kinh. Sau khi làm thủ tục cúng xong ở bến nước, mọi người cùng lấy nước vào các vật đựng nước thường là các quả bầu khô, bỏ vào gùi và cõng về nhà lấy khước.

.

Trong khi đó một đoàn người sẽ theo người chủ lễ đi đến cầu thang từng nhà, hát cầu cúng và rưới tiết vào chân cầu thang để cầu may cho nhà chủ . Sau đó cả buôn làng tập trung về nhà cộng đồng để ăn tiệc, uống rượu cần và nhảy múa trong không khí của lễ hội với âm vang cồng chiêng rộn rã…

Còn nếu chuẩn nhất thì lễ cúng bến nước sẽ như sau: Lễ phải được tiến hành ở 3 nơi là bến nước, ở nhà và sau nhà chủ buôn tức chủ bến nứơc (khoa pin Ea) vào giữa trưa, mỗi nơi do hai thầy cúng tiến hành. Thầy cúng mặc áo khố màu đỏ, chít khăn đỏ. Chủ buôn là người nhà của chủ buôn mới mặc quần áo kiểu truyền thống. Khi cúng ở bến nước, một thầy cúng cầm bát rượu hoà với tiết lợn. Một người khác mang khiên, bầu đựng nước để mang nước về đổ vào ché rượu. Thầy cúng lấy 3 hòn đá và để trên đó khiên, dao, bầu, nước, thịt và bát rượu cúng.

Lúc cúng sau nhà chủ buôn, người ta cũng lấy 3 hòn đá và để lên đó thịt, rượu. Cúng xong, người ta lấy gùi úp 3 hòn đá và lấy dao cắm xuống dất giữ gùi. Sau ba hôm mới mở gùi ra.

Các hòn đá là những vật tượng trưng cho thần đất, thần nước và thần núi. Cúng xong tất cả mọi người vào nhà chủ buôn uống rượu, cúng sức khoẻ cho chủ buôn, vừa cúng vừa múa khiên dao, cầu mong cái tốt loại trừ cái xấu. Hôm cúng bến nước, dân làng trong buôn đánh bắt cá không được tắm rữa dưới bến và lúc cúng không được xách nước.Lễ vật cúng xưa kia là lợn hoặc trâu đếu do chủ buôn bỏ ra, sau này cúng là do đồng bào trong buôn góp.

Lời bình: Ngày nay, do hầu hết các buôn làng đều đã có các công trình nước sạch do nhà nước đầu tư xây dựng và người dân đã biết dùng giếng nên sự quan trọng của bến nước đã dần mất đi. Các bến nước giờ đây cũng không còn  được như xưa như ô nhiễm, nguồn nước giảm chất lượng hoặc  thậm chí bị cạn kiệt do mất rừng nên các họat động xung quanh bến nước như Lễ cúng cũng mai một,ở nhiều nơi, những  người trẻ có khi còn không biết gì về Lễ cúng này. Đây là một điều thật đáng buồn, vì vậy việc các khu du lịch đã hỗ trợ để các buôn làng tổ chức lễ cúng kết hợp kinh doanh du lịch hoặc các đơn vị kết nghĩa cùng phối hợp tổ chức các buổi lễ này là một điều rất đáng được hoan nghênh. Riêng với người Ban mê, việc được tham dự lễ cúng này thật ấn tượng, hi vọng sự quan tâm của mọi người sẽ càng ngày càng tăng lên để một nét văn hóa đặc sắc không bị mất đi theo thời gian.

Dạo này các khu du lịch ở Tây nguyên nhà ta  cũng chịu khó tổ chức lễ cúng bến nước lắm, còn với người Ban mê, cái bến nước bé tẹo trong vườn Trohbư sau này mà làm du lịch chắc cũng phải cúng hàng năm đấy nhỉ http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=229./.

(Bài viết phát triển trên bài đã tham gia cho Vi Wiki)

Xem thêm Lễ cầu mưa của người Ê đê

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác