Lễ bỏ mả của người Ê đê

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3942
  • Tổng lượt truy cập 11,490,567

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:27 am

Lễ bỏ mả của người Ê đê

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Linh tinh khác,người ê đê
05/07/2009 11:32 pm

Người Eđê không có tục thờ cúng tổ tiên, thương tiếc, họ chỉ giữ gìn mồ mã trong một thời gian (Tục giữ mã. Trong thời gian sau tang lễ thân nhân phải mang cơm rượu đổ vào ống ở mộ. Mỗi tháng một lần họ lại tổ chức cúng vong hồn người chết đến khi làm lễ bỏ mã mới thôi). Rồi mới tiến hành làm lể bỏ mã để vĩnh biệt người quá cố và không bao giờ nhắc đến nữa… Nói các khác, lễ bỏ mã là sự tuyên bố đoạn tuyệt giữa người sống và người chết. Sau lễ này linh hồn mới được với tổ tiên.

Lễ bỏ mã là trong những lễ quan trọng của người Eđê. Được tiến hành long trọng như tang lễ. Thời gian làm lễ bỏ mã sớm nhất là một năm, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của thân nhân người chết. Nghĩa là lúc nào có đủ rượu, gạo, thịt dâng cúng từ hai đến ba ngày mới tổ chức được. Chủ xướng lễ bỏ mã có là một gia đình, một dòng họ, có khi cả buôn. Nhà giàu dòng họ lớn thì mổ nhiều trân bò, buộc nhiều ché rượu. Nhà nghèo thì cũng phải đủ rượu thịt để cung cấp ăn uống và chia phần cho những người dự lễ.

Nghi thức chính của lễ bỏ mã được diễn ra ở khoảng đất rộng của nghĩa địa. Thanh niên lên rừng chặt cây làm nhà mồ mới, dựng cột kút, cột klao mới (chỉ có người chết là nhà giàu và trưởng thành mới được dựng cột klao) Trâu, bò, heo được xẽ thịt ngay tại chỗ, rượu cần được dựng thành hàng quay về hướng Đông, bên cúng cúng được dượn bằng tre nứa trên đó bày những lễ vật cúng cho người chết gồm có một chén cơm trắng, một chén thịt sống thái nhỏ trộn tiết của con vật vừa được bị giết cùng với một mẫu đuôi, một chiếc xương đầu và bầu rượu được hút ra từ ché rượu. Xương hàm dưới con vật bị giết cũng được treo ở cột klao. Khi đã hoàn tât lễ cúng, thầy cúng mặc lễ phục nghiêm chỉnh, ngòi bên ché rượu thịt và nghe lời đoạn tuỵêt an ủi của người sống.

“Ơ hồn Người đã chết như lúa như nát. Mọi chuyện đều đã xong. Hồn ở miền đất khác, uống dòng nước khác rồi. Bây giờ bỏ nấm mồ này xin vĩnh biệt. Ngọn lữa đã đốt lên, rượu cúng đã bày sẵn, cây chuối đã trồng con gà đã bay đi rồi…

Từ nay hồn di nơi khác, nhà không đem cơm, không mang nước. Hằng năm nhà không nhắc tới hồn nữa… muốn uống ruợu hồn phải hỏi Ai dê, muốn ăn cơm hồn phỉa Yang Lăn. Muốn ăn thịt hồn phải hỏi Yang Mtao. Bố mẹ đã làm tròn nghĩa vụ với hồn. Bố mẹ cúng lần cuối này thôi. Vĩnh biệt”.

Trong buổi lễ này người ta thả con gà nhỏ vào rừng để tượng trưng linh hồn không còn bị các thần giam hăm nữa để về với tổ tiên. Kết thúc buổi lễ, các bà các cô lại gieo lên mộ những hạt giống ngũ cốc và trồng một cây chuối ở đầu mồ làm nguồn lương thực cho người chết ở thế giới bên kia.

Sau buổi lễ, mọi người cùng uống rượu, ăn thịt ngay bên mộ. Tiếng trống nổi lên rộn rả. Lửa được nhóm lên, mọi người vui vẽ ăn uống, nhảy múa và thò chuyện. Nam nữ hát đối đáp giao duyên, người già khề khà uống rượu, trò chuyện cho đến khi thịt hết, rượu lạt họ mới trở về làng.

Ý nghĩa nhân văn của lễ bỏ mả:

Người Eđê quan niệm rằng về người chết cúng như về thế giới của người chết, cũng có sinh thử buồn vui như nguời sống. Theo quan niệm này thì có người vừa mới chết đi linh hồn sẽ lìa khỏi xác, bơ vơ không thể về “buôn làng người sống” với họ hàng, nhưng cũng không về được với “buôn làng tổ tiên” (buôn Atâu do vợ chồng thần băng Bơ Đung, Băng Bơ Đai cai quản). Hồn vẫn bị ràng buộc quanh mộ đại vị người sống vẫn đem cơm cúng (tục giữ mã). Quanh mộ địa hồn thường bị hồn của quỹ dữ hành hạ. Chỉ khi làm lễ bỏ mã, hồn mới được tự do về sống ở buôn Atâu. Sau đó hồn phải biến hoá qua 7 lần để thần giọt sương mang linh hồn tổ tiên treo lại trên mặt đất nhập vào đứa trẻ sơ sinh là con cháu dòng máu – của hồn trong lễ đặt tên. Đứa trẻ lấy tên của hồn (tức là tổ tiên) làm tên mình đảm bảo tính trường tồn và bền vững của cộng đồng huyết tộc.

Có thể hiểu theo tinh thần lạc quan của người Edê rằng, qua quá trình luân chuyển của hồn trên mặt đất, hồn của tổ tiên (người chết ở một giai đoạn nào đó) sẽ hiện diện trên mặt đất, lại trở về cõi sống nhận dạng một thần viên mới của cộng đồng Eđê, dòng họ sẽ không bị mất tên tổ tiên, tăng sức mạnh cho cộng đồng. Lễ bỏ mã chính là lễ đoạn tuyệt với người chết, để linh hồn người chết mau về với tổ tiên “ngày gặp mặt” mau tới hơn. Lễ bỏ mã còn mang tính nhân đạo cao cả và tinh thần cộng đòng sâu sắc.

Bỏ mả: người sống làm tròn nghĩa vụ với người chết.

Bỏ mả: người goá bụa lại trở thành hạnh phúc cá nhân (được quyền lấy chồng hay lấy vợ). Vì vậy lễ bỏ mã làm thoả mãn với người sống, thoả mãn với người quá cố, thoả mãn cộng đồng nên phải tổ chức tưng bừng, náo nhiệt vui vẽ. Với ý nghĩa xã hội, triết lý nhan sinh của lễ bỏ mã, bằng lối suy nghĩ duy lý, bằng sức mạnh rí tưởng tượng, bằng nguyện vọng sâu sắc của ý thức cộng đồng muốn khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của dòng họ và cũng là của cộng đồng. Sưu tầm

Duc at 03/20/2010 07:29 pm comment

aotrang_santruong vào trang của Khoinguyenbanme đi. Mới có 1 bài về Cư M'gar đấy!

Cám ơn nhé em, anh đang ko biết trả lời thế nào cho trọn vẹn đấy

at 03/20/2010 05:18 pm comment

Anh ơi! A có tư liệu về dân tộc ê đê ở daklak hay là thông tin về người ê đê hok? gửi cho e với. A có biết gì về huyện cưmgar hok? về vị trí địa lý, dân cư, văn hóa tín ngưỡng và phân bố có liên quan đến người ê đê

Có câu trả lời mỹ mãn cho câu hỏi của em rồi nhé!

at 01/28/2010 06:19 pm comment

cảm ơn anh nhiều nha!còn thông tin gì nữa hok anh?vì đề tài của em là về tín ngưỡng nên cần rất nhiều thông tin và tài liệu.Anh cố gắng giúp e hiểu sâu hơn 1 xíu được hok ạ?

Đã bảo là xem thêm trong thư mục này mà. Có nhiều lắm em, anh cũng ko nhớ hết đâu.

at 01/24/2010 10:34 am comment

Anh oi! E cũng là 1 người con của mãnh đất tây nguyên hùng vĩ đó!anh biết nhiều về ban mê dzậy anh có thể giúp e được hok? E đang làm đề tài nghiên cứu khoa học về văn hóa tín ngưỡng của người ê đê mà hok bít bắt đầu từ đâu.E đã nộp tên đề tài và bản sơ lược về đề tài lên khoa và đã được duyệt nhưng dạo nay bận học nên chưa bắt tay vào được

Vậy là trúng tủ rồi còn gì em xem thêm trong thư mục này nhé!

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác