Đăm Djir -Lễ cầu no đủ của người Ê đê

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3428
  • Tổng lượt truy cập 11,490,052

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:32 am

Đăm Djir -Lễ cầu no đủ của người Ê đê

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Linh tinh khác,người ê đê
05/08/2009 10:34 pm

Lễ chính của lễ Đăm Djir là lễ kiêng cấm, vay mượn và đi mua do thiếu thốn, tức là lễ xin lúa về cho mọi người no đủ quanh năm. Đây là lễ đặc biệt, không định kỳ (khoảng 7-9 năm mới tổ chức một lần) Chỉ khi lúa lép nhiều, mùa màng thất bát, dân mới họp bàn giao cho chủ bến nước lo liệu.

Người ta dùng hai lều cúng ngoài đất của buôn, cao bằng nhau (khoảng 2m, chân lều cao khoảng 1,5m). Một lều một mái để thầy cúng ngồi cúng và trong sang lều kia. Một cái lều tròn gọi là sang Ae Diê (nhà của thần trời Ae Diê) 4 bên để thoáng, trống vách, trong lều đặt hai tượng thần trời làm bằng gỗ.

Dưới đất tượng thần Liê (Yang Liê là thần xấu, thân ác) bị buộc vào một chân lều Liê có nghĩa là mất mát, gây bảo tố, làm đổ lúa, chết gia súc. Đồng bào Eđê rất ghét thần Liê nên quyết định xử phạt thần bằng cách tạc tượng thần bằng gỗ với hình dạng: đầu bị chém một nhát dao, lưỡi dao gãy, vẫn cắn ở chổ chém, chân bị cùm, cổ đeo gông, chỉ trong lễ này, người dân mới đem thần ra buộc tội như vậy.

Cảnh tượng này gợi lên hình ảnh hai thế giới: Thần Ae Diê trên sàn là tầng trời, nơi Yàng Liê bị trói là mặt đất.

Nơi cúng được bố trí như sau:

Trên nóc nhà sàn tròn (chòi cầu lúa) cắm một que tách ra hai nhánh: một nhánh cắm con cá lóc, một nhánh cắm đầu con gà luộc. Trong nhà bài ché rượu, thân gà luộc và bát đượn rượu: Quanh nhà sàn mỗi nhà dân làm một mô hình nhà sàn nhỏ thu hẹp, dươid sàn nhà cũng có chuồng trâu, chuồng bò… bé tí nhưng giống như thật.

Thầy cúng ngồi trong nhà sàn một mái, mặt hướng về phía đông cầu khấn Ae Diê cho lúa về nhiều, người không thiếu thốn, lúa không lép bông … Cúng xong chọn 9 người làm những việc sau:

5 người đàn ông cầm gậy chọc lúa đi đầu

3 người đàn bà cầm ống trỉa lúa đi sau

1 người đàn ông cầm chén đựng nước tưới nước mưa cho rẫy đi sau cùng.

Cả 9 người đều làm một động tác tượng trưng trên một khoảng đất nhỏ gần đó. Xong đâu đấy, chủ bến nước rót nước ra chén đồng thời mời lần lượt từng người một. Thịt gà cũng được chia đều ra cho mọi người cùng hưởng.

Sau đó các gia đình tự động về rẫy của mình, đem theo một con cá lóc (tự chuẩn bị) một miếng bông gòn, một chiếc vòng bằng lạt, một cái gùi rách. Họ cắm một cây tre nhỏ, chắc chắn giữa rẫy, buộc tất cả những thứ trên vào gậy đó. Sưu tầm

Lời bình: Vườn Trohbư của Người Ban mê  nổi tiếng nhờ  cá lóc, giờ mới biết cá lóc quan trọng gớm trong  đời sống tâm linh của người ê đê

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác