Dã quỳ

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4827
  • Tổng lượt truy cập 11,491,452

Fanpage facebook

Ngày đăng: 22/01/2013, 09:24 am

Dã quỳ

Category: Văn hóa Tây nguyên, Tag: Bản Đôn,Đắk Lắk,Gia lai,Lâm Đồng,Linh tinh khác,Tây nguyên,trohbư
11/14/2008 10:14 pm

Dã quỳ, Cúc quỳ, Sơn quỳ, Quỳ dại, Hướng dương dại, Hướng dương Mexico, Cúc Nitobe (danh pháp khoa học: Tithonia diversifolia) là một loài thực vật trong họ Cúc (Asteraceae), hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Áchâu Phi.

Tập tin:Daquy.JPG

Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2-3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa Dã quỳ thường thấy nhất là màu vàng cam. Nguồn gốc của Dã quỳ có lẽ xuất phát từ khu vực Trung Mỹ hoặc Mexico, vì thế mà có tên gọi Hướng dương Mexico.

Dã quỳ mới chỉ được du nhập vào Việt Nam trong thời Pháp thuộc, khỏang 1930. Đầu tiên, nó được các chủ đồn điền người Pháp đưa vào các đồn điềnLâm Đồng, Đắk Lắk với công dụng là cây  để làm phân xanh , phân hữu cơ cho các vườn cà phê, cao su do thân lá có chứa  nhiều chất vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng như P, Ca, Mg ... Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng bằng dâm cành nên chỉ một thời gian sau nó đã chiếm lĩnh đất đai và thành lòai cây hoang dại mọc khắp Tây nguyên .

Tập tin:Dã quỳ.jpg

Vào đầu các mùa khô, Dã quỳ nở vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên, dọc các tuyến đường tỉnh lộ và quốc lộ. Bởi vậy, lòai cây này có thể coi như là một lòai cây chỉ thị, báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến gần không chịu nổi.

Dã quỳ thực sự không phải là một lòai hoa đẹp, nhưng do nở rộ và có màu vàng rực rỡ nên nhìn xa thật án tượng. Nó còn được xem là lòai hoa đại diện, phổ biến nhất của Tây nguyên. Chính vì vậy, hoa Dã quỳ đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12/2005 và Lâm Đồng đang có một kế họach cực kì lãng mạn không biết có thực hiện nổi không là trồng kín Dã quỳ dọc theo hai bên đường từ đèo Pren về tới thành phố Đà Lạt. Nếu điều này mà trở thành hiện thực được thì thật là hay biết mấy, nhất là hiện tại đã có nhiều giống Dã quỳ mới được du nhập với thân thấp và hoa nhiều màu… Bản thân người Ban mê cũng rất thích hoa Dã quỳ, một lòai hoa dân dã, mộc mạc nhưng lại có một sức sống thật là mãnh liệt nên rất ấn tượng và may mắn chụp được vài bức ảnh mùa hoa Dã qùy nở ở núi lửa Cư Sê – Gia Lai, hôm nay xin chia sẻ cùng mọi người.

Một mùa khô mới lại đang về trên Tây nguyên. Ở Đắk Lắk, Dã quỳ đã nở vàng đọan đường đi Bản Đôn, nhiều nhất là đọan từ Buôn Ki đến vườn cảnh Trohbư- Buôn Niêng http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=229. Sẽ có nhiều du khách đi qua đây và không biết có ai ấn tượng với Dã quỳ như người Ban mê? Hi vọng rằng Đắk Lắk cũng sẽ có một kế họach viển vông như tỉnh bạn Lâm Đồng đã có và các nẻo đường cửa ngõ của Đắk Lắk thay vì ngút ngàn cỏ dại sẽ vàng rực hoa Dã quỳ mỗi lúc mùa khô về.

Còn đây là sự tích về loài hoa Dã Quỳ.

Ngày xưa, ở một buôn làng nọ, có chàng K’ Lang của núi rừng yêu tha thiết nàng H’ Limh của con suối. Ngày ngày, chàng K’ Lang vào rừng săn bắt thú, còn nàng khéo léo dệt tấm chăn kiệu chồng (theo tục lệ của bộ tộc nàng, con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng). Hằng đêm, họ lại quây quần đốt lửa và múa hát cùng dân làng trong buôn. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc cứ trôi đi…


Một ngày kia, H’ Limh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy K’ Lang đi săn về, nàng lo lắng đi tìm K’ Lang . H’Limh cứ đi, đi mãi qua bao nhiêu con suối, vượt bao núi đồi mà vẫn không tìm thấy người yêu. Mệt quá, H’Limh ngủ thiếp đi, trong giấc mơ nàng thấy K’ Lang gọi tên mình và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó.

H’limh giật mình tỉnh dậy, nàng đi tiếp đến cuối nguồn thì thấy K’ Lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. Nàng chạy lại ôm lấy chàng mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Mặc cho bao nhiêu đau đớn, H’limh vẫn quyết bảo vệ cho người mình yêu cho tới khi nàng trúng mũi tên độc của Larihn - con trai tộc trưởng Lasiêng.

Larihn là người ngày đêm thầm thương trộm nhớ H’Limh mà không được nàng đáp lại tình cảm, vì ghen tuông với tình yêu của nàng dành cho K’ Lang mà chàng đã bày mưu bắt cóc K’ Lang . Chàng không ngờ H"Limh lại lãnh trọn mũi tên ngiệt ngã của mình thay cho K’ Lang.

Nàng H"Limh chết, nhưng tại nơi máu của nàng chảy xuống đất lại mọc lên một loài hoa có màu vàng rực. Người ta thường gọi là hoa Dã Quỳ. Dã Quỳ tràn đầy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy của đôi trai gái K’ Lang- H’ Limh ."

(Viết thêm những gì bị cấm, không thể nhét vào trong Vi Wiki)
Phong Lan at 11/28/2009 04:59 pm comment

Ngày 5/12 tui đi lên Dak Lak đây, cảm ơn rất nhiều về bài viết của bạn

Chúc chuyến đi vui vẻ nha, nếu có cơ hội uống cà phê cùng người Ban mê nha!

Co Don at 12/01/2008 07:06 pm comment

http://vn.myblog.yahoo.com/pi_co_don77/article?mid=19 Ở địa chỉ này có bài viết về hoa dã quỳ nè, mời các bạn ghé qua.

Ảnh đẹp ghê, có phải cũng ở núi lửa Chư Suê không?

Co Don at 11/30/2008 02:18 pm comment

Bạn hẳn là người yêu Tây nguyên lắm, mình là người miền biển nhưng mình cũng rất kết hoa dã quỳ, kết từ lần đầu tiên đến Pleiku đúng vào mùa hoa dã quỳ.

Tôi nghĩ Tây nguyên là quê hương thứ 2 của mình. Dẫu không sinh ra ở nơi đây nhưng mà  sao khó đi khỏi nơi này quá!

iu at 11/25/2008 06:59 pm comment

xin lỗi ghi sai chính tả ( Dã quỳ )

iu at 11/25/2008 06:57 pm comment

tui thích hoa giã quỳ lắm, cũng 2 năm rùi hok lên Đà Lạt và khoảng 7 năm chưa ghé lại Buôm Mê Nhà này rất hay... giới thịu về nơi bạn ở ( tui đoán thế ) CHiều tối vui vẻ nhé bạn

Dã quỳ thật đẹp đúng không bạn, đẹp vì sự đơn giản cũng như là những cô sơn nữ ở Tây nguyên vậy.

Bi Va at 11/17/2008 02:40 pm comment

ngày 21 này tớ đi Tây Nguyên, cũng đang tìm thông tin về tây nguyên nên rất vui khi đọc được trang này của bạn,

Bạn lên tỉnh nào của Tây Nguyên? Hãy cố gắng dành thời gian khám phá Tây nguyên kì bí bạn nhé!

Hai at 11/17/2008 09:34 am comment

Chúc bạn tuần mới nhiều niềm vui  nha.

Cảm ơn rất nhiều!

at 11/16/2008 05:24 pm comment

Bạn có được những bức ảnh đẹp wá,mình cũng ở Buôn Mê Thuột đó,rất vui khi gặp được một người đồng hương trên Blog. Chúc bạn cuối tuần vui vẻ nha.

Chào bạn, rất vui khi được gặp một người đang  cùng ở BMT trên Plus, hãy cùng vì một BMT đẹp hơn bạn nhé!

at 11/16/2008 02:53 pm comment

Lên da ̣y ở Ban mê, ngay sau phòng tôi ở là một dải hoa cúc quỳ. Hoa cúc quỳ đẹp và giản dị. Nỗi lần lên lớp mệt mỏi, đứng của sổ nhìn thấy những bong hoa cúc quỳ vàng rực là lòng tôi thấy thật nhẹ nhàng. Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin về loài hoa này cho mọi người biết.

Cảm ơn ai đó đã đem Dã quỳ đến với Tây nguyên, cảm ơn Dã quỳ đã sống và gắn bó với mảnh đất này.

baby_sweet_love_ at 11/16/2008 11:39 am comment

mot ngay vui ve nhe

Cảm ơn rất nhiều vì lẵng hoa thật đẹp!

Bá Tước Tiểu Thư at 11/15/2008 07:33 pm comment

Hoa dã quỳ mình đã xem nhiều trên phim đấy,ở đà lạt cũng có nhiều lắm hihi Mnh cũng co` mấy người bạn ở cùng quê với bạn đấy.Buổi tối vui vẻ bạn nhé

Vậy là Bá tước tiểu thư ở Đà Lạt. Tôi rất thích Đà Lạt vì chỉ có ở đó mới có hoa quanh năm nở mà không cần ai chăm sóc cả.

TênTên at 11/15/2008 04:35 pm comment

Đọc rất nhiều nay mới "tận mắt" thấy dã quỳ

Dã quỳ thật đẹp, đúng không bạn ?

Sangcu at 11/15/2008 08:30 am comment

em ở krôngana daklak nè !

Chết Bus rồi, Bus ơi! Cám ơn phút vui vẻ thư giãn từ tấm hình của em.

Dung at 11/15/2008 08:16 am comment

hii..mình cũng ở tây ngyên nè,và cũng thích hoa DÃ QUỲ lắm .

Bạn ở vùng nào ở Tây nguyên? Hãy cùng quảng bá đến với mọi người những hình ảnh đẹp về Tây nguyên của chúng ta HXR nhé!

Phong at 11/15/2008 04:52 am comment

Mình rất thích hoa dã quỳ đó. Mỗi lần đi Tây nguyên vào mùa này, nhìn thấy hoa Dã quỳ nở vàng rực ven đồi, lòng cảm thấy nao nao làm sao ấy!

Giờ đang bắt đầu mùa hoa Dã quỳ đó bạn, lên Tây nguyên chơi đi, người Ban mê mời đấy.

My Hanh at 11/14/2008 11:01 pm comment

Cái tên Dã Quỳ nghe hay hay lạ. Có vẻ kiêu sa hơn so với bản thân loài hoa đó. Ôi, cảm ơn NBM vì tớ nghe tên DQ lâu rồi nhưng giờ mới thấy bông đấy.

Bạn nói đúng, Dã quỳ chỉ là một lòai hoa dân dã, mộc mạc. Cám ơn ai đó đã đặt tên cho nó là Dã quỳ!

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác