Buôn Niêng là một buôn làng của người Ê đê ở Đắk Lắk, Tây nguyên. Buôn thuộc địa phận xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn; cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 12 km theo đường tỉnh lộ 1 đi Buôn Đôn, Ea súp. Đây là một buôn lớn có từ rất lâu đời, là một địa danh quen thuộc ở Đắk Lắk ngày xưa cũng như ngày nay. Tên buôn được đặt theo tên của người đã có công lập ra buôn làng trù phú nằm bên dòng suối Ea Nuôl này và dòng Ea Niêng chảy qua buôn cũng được đặt tên theo đó. Theo Quyết định 2416/UBND ngày 31/10/2005 của UBND tỉnh Dak Lak về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Dak Lak đến năm 2010 thì buôn Niêng sẽ được đầu tư xây dựng thành Làng văn hoá dân tộc để bảo tồn và phát triển du lịch do UBND Huyện Buôn Đôn làm chủ đầu tư với tổng mức kinh phí là 3,2 tỷ đồng).
Huyền thoại ở địa phương kể rằng ngày xưa, tại vùng đất nọ có một lần Giàng làm khô hạn, mấy năm liền không cho một giọt mưa, đất đai nứt nẻ không còn trồng tỉa được, ngay cả nước ăn cũng dần cạn kiệt, người dân trong làng phải đi rất xa mới tìm được những giọt nước ít ỏi dưới những lòng suối sâu. Bao nhiêu lúa, ngô, khoai, sắn trong làng đều đã dùng hết, người trong làng phải chia nhau vào rừng tìm rau, đào củ. Rồi chẳng mấy chốc rau củ trong rừng cũng hết; chim, thú cũng bỏ đi cả không còn gì để săn bắn. Già làng đã nhiều lần cúng tế, hết bao nhiêu là trâu, bò, lợn, gà mà Giàng vẫn không tỏ lòng thương xót. Không thể đợi lâu hơn được nữa, tù trưởng quyết định phải bỏ làng cũ để đi tìm đất mới và thế là cả làng lũ lượt kéo nhau đi. Nhiều ngày trôi qua, họ đã rất xa nơi ở cũ nhưng rừng núi quanh vẫn chỉ một màu nắng cháy, cây cối xác xơ, mọi người đều thấy mệt mỏi và chán nản. Chợt một sáng nọ, họ thấy trước mặt có một vùng cây xanh tốt, mọi người không ai bảo ai, cùng nhanh chân bước. Đến nơi, họ thấy đó là một khu rừng đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Lúc ấy, trời đã quá trưa; họ dừng chân ở một nguồn suối nhỏ bên một thung lũng. Trong lúc tìm cái lót dạ, họ bỗng phát hiện trong thung lũng kia có rất nhiều cá lóc suối sinh sống; mọi người lấy làm vui mừng, cùng nhau be bờ, tát cá. Khi nước cạn, họ bỗng lấy làm lạ vì cá ở đâu cứ như từ dưới đất chui lên, bắt mãi mà chẳng hết. Trưa đó cả làng lại được ăn uống một bữa no nê; hôm sau cũng vậy, cá vẫn cứ như tự sinh ra trong thung lũng. Cái bụng đã được no, cái chân cũng không còn muốn đi xa thêm nữa; lũ làng, ai ai cũng đã thấy ưng bụng với nơi ở mới dù còn tạm bợ này. Rồi họ phát hiện quanh đó có rất nhiều những nguồn nước mạch chảy tự nhiên, thật trong lành, mát ngọt, lại còn có cả một dòng suối lớn quanh năm đầy nước thật thuận tiện cho việc lập buôn làng mới. Cho rằng Giàng đã giúp mình, cả làng quyết định dừng chân cúng tạ và bắt tay vào việc lập buôn làng mới. Họ đặt tên cho buôn mới là Buôn Niêng và gọi dòng suối chảy qua làng là suối Ea Niêng; còn thung lũng đầy cá lóc suối đã nuôi sống lũ làng khi mới đến kia là Troh bư.
Do vùng này đất đai màu mỡ lại nằm trên con đường huyết mạch nối giữa hai buôn làng lớn nhất, cũng chính là thủ phủ cũ và mới của tỉnh Đắk Lắk là Bản Đôn và Buôn Ma Thuột nên chẳng mấy chốc Buôn Niêng đã trở thành một buôn làng trù phú và sầm uất. Quãng năm 1967, chính quyền cũ đã cho quy họach lại buôn với những con đường bàn cờ, phân lô làm nhà rất đẹp, hài hòa. Buôn rất giàu truyền thống văn hóa do sự giao thoa của 3 dân tộc chính là Ê đê, M’nông, Lào và ngày nay thêm chút nữa của người Kinh. Trong buôn còn một ngôi nhà sàn cổ đã nhiều lần bị gạ mua đem ra dựng ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội nhưng may thay số phận của nó chưa bị giống của bộ đồ nghề săn bắt voi. Ở đây chính là một đoạn cuối của cao nguyên đất đỏ Ba zan Buôn Ma Thuột, chính vì vậy buôn Niêng vẫn có một diện tích cà phê rất lớn trên nền đất Ba zan và ngày xưa buôn nằm gọn trong địa phận thành phố Buôn Ma Thuột. Ngày nay, cứ nhìn buôn đã được tách ra làm Buôn Niêng 1,2 và 3 mà vẫn sầm uất là đủ biết sự phát triển của buôn ở mức nào.
Do gắn bó với lịch sử hình thành nên Đắk Lắk và đã được quy hoạch thành làng bảo tồn văn hóa Buôn Biêng nên đây sẽ là một điểm dừng chân thú vị trong tour du lịch đến với Bản Đôn của Đắk Lắk. Thật tiếc vì cuối năm rồi đường kéo điện từ Thủy điện Sê rê pốk 3 về Buôn Ma Thuột đã khai tử bến nước của buôn,một trong những bến nước đẹp ở Đắk Lắk. (CÓ MỘT BẾN NƯỚC ĐÃ QUA ĐỜI )
Từ một buôn làng nằm giữa rừng già giờ buôn Niêng chỉ còn nhõn một đám rừng và cái bến nước bé xíu trong vườn Trohbư của người Ban mê để kéo lại http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=229.
Còn đây là một đoạn Người Ban mê trích trộm trong bài báo đăng trên trang VOVNEW,bài báo có tựa đề là Nghe cồng chiêng phố, nhớ buôn làng xưa
Thời oanh liệt đã xa
Tỉnh Đắk Lắk hiện còn hơn 3.700 bộ chiêng đủ. Tính trong toàn khu vực Tây Nguyên, số bộ cồng chiêng trong các buôn làng có khoảng trên dưới 20.000 bộ. Nếu đem chia trung bình, mỗi buôn làng Tây Nguyên chỉ còn dăm bảy bộ. Rất nhiều buôn, đặc biệt là các buôn theo đạo, đã không còn bộ chiêng nào.
Buôn Niêng 1, xã Ea Nhuôl, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), là một trong những buôn đậm đặc về văn hoá dân gian của dân tộc M’Nông. Xưa kia mọi nhà đều đánh chiêng vào dịp cúng lúa mới, làm lễ cúng sức khoẻ cho người già, trẻ em, đón khách quý. Mỗi năm, các gia đình ở buôn Niêng 1 đều tổ chức một số lễ lớn, cả buôn cùng tổ chức ăn heo, ăn bò, ăn trâu, trong tiếng chiêng náo nức. Nhưng bây giờ, trong suốt cả năm cũng chẳng mấy khi nghe được tiếng chiêng ở buôn này. Hỏi về thời “ngày xưa” của buôn, già làng Ay Toê, 82 tuổi, chỉ nói một câu ngắn gọn: “Bây giờ thì không đánh chiêng nữa, vì người ta theo đạo nhiều rồi”.
Lời bình: Nghe buồn quá đúng không?
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook