Buôn Đôn

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4354
  • Tổng lượt truy cập 11,490,979

Fanpage facebook

Ngày đăng: 16/01/2013, 02:30 pm
Buôn Đôn

22:17 19 thg 5 2009

Buôn Đôn là một huyện của tỉnh Đắk Lắk.

Hành chính

Trực thuộc huyện Buôn Đôn gồm 7 xã:

  • Cuôr Knia
  • Ea Bar
  • Ea Huar
  • Ea Nuôl
  • Ea Wer
  • Krông Na
  • Tân Hòa

Và gồm có 90 thôn buôn. Huyện Buôn Đôn là huyện chưa có thị trấn, Cơ quan hành chính của huyện nằm trên địa bàn xã Tân Hòa.

Vị trí địa lý

Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía tây tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam giáp huyện Cư Jút, phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cư M'gar, phía Bắc giáp huyện Ea Súp. Phía Tây huyện là biên giới với Campuchia.

Con sông Serepôk chảy cắt ngang huyện, theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sang đất Campuchia để góp nước vào sông Mê Kông. Trung tâm huyện Buôn Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Tây bắc theo con đường tỉnh lộ số 1. Địa danh Bản Đôn cách thị trấn Buôn Đôn 20 km về hướng Ea Súp.

Lịch sử

Tách ra từ huyện Ea Súp và một phần từ thành phố Buôn Ma Thuột từ ngày 17 tháng 10 năm 1995 trên cơ sở địa danh Bản Đôn trước đây, vốn một thời là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk. Sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột, nơi có vị trí trung tâm của toàn Tây Nguyên.

Nơi đây trong thời gian chiến tranh Việt Nam còn có cả sân bay dã chiến của quân đội Mỹ và cũng từ vùng đất này, dưới tán rừng rậm Bản Đôn, Quân đội nhân dân Việt Nam đã dấu cả trung đòan xe tăng trong bí mật cho đến tận ngày 10/3, để cuối cùng tạo ra sự kinh hòang cho Ngụy quyền Sài Gòn trú đóng ở Buôn Ma Thuột khiến chúng tan rã nhanh chóng góp phần làm nên chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

 

Buôn Đôn là tên huyện mới đặt khi thành lập huyện mới, còn Bản Đôn cũ theo tên gọi tiếng Lào ngày xưa (sắc dân Lào chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của Sông Serepôk. Đây là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa. Khi ấy, người Lào trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú. Nơi đây vốn nổi tiếng với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, với huyền thoại về Vua Voi Khun Yu Nốp, người đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi rừng, trong đó có 1một con bạch tượng tặng vua Xiêm và Vua Voi chính là danh hiệu vua Xiêm ban cho ông. Bản sắc dân tộc và tất cả những điều ấy, đã biến Bản Đôn trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất của Du lịch Đắk Lắk, một nơi không thể không đến khi đến Đắk Lắk. Cho đến bây giờ vẫn có thể khẳng định: du khách trong nước và cả thế giới nay vẫn biết đến Buôn Đôn (Bản Đôn) nhiều hơn là cái tên Đắk Lắk, cũng giống như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vậy.

Tuy nhiên, sau này khi tách huyện Buôn Đôn từ Ea Súp không hiểu tại sao người ta lại chọn một địa điểm hòan tòan mới để đặt cơ quan hành chính khiến cho Bản Đôn cũ bị rơi vào cảnh quên lãng trong cả một thời gian rất dài. Để rồi cả hai nơi cùng hiu quạnh không phát triển nổi, cho đến tận bây giờ Buôn Đôn vẫn là huyện duy nhất không có nổi một thị trấn làm huyện lỵ.

Tiềm năng Du lịch

Buôn Đôn là huyện giàu tiềm năng và cũng là huyện năng động nhất về kinh doanh du lịch trong tỉnh Đắk Lắk. Với địa danh Bản Đôn vốn từ lâu đã được nhiều người biết đến bởi truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, kết hợp với các vệ tinh khác như Buôn Đôn đang sở hữu rất nhiều bến nước đẹp và còn tương đối nguyên vẹn như Bến nước Buôn Niêng, Buôn Kó Đung. Trong huyện còn có vườn quốc gia Yok Đôn lớn nhất nước với diện tích trên 115.500 ha nơi bảo tồn Voi châu Á và hệ sinh thái rừng khộp...

Để khởi động chương trình và biến Bản Đôn trở thành một thị trấn du lịch, một trung tâm du lịch nổi tiếng của cả nước như Đà Lạt hoặc Sa Pa, Bà Nà...trong một tương lai gần, trong kế hoạch phát triển du lịch đến 2010 tỉnh Đắk Lắk đã quy hoạch xây dựng làng Văn hóa dân tộc Buôn Niêng để bảo tồn và giới thiệu bản sắc văn hoá người Êđê bản địa (cách Buôn Ma Thuột 10 km - trên đường tỉnh lộ đi Bản Đôn. Liên kết với khu này là hệ thống các bến nước du lịch tại các buôn làng liền kề, một sản phẩm du lịch rất ăn khách bởi nét đặc sắc và bản sắc dân tộc của nó.

Người Ban mê rất mê vùng đất Buôn Đôn hay Bản đôn xưa và Buôn Niêng đầy huyễn hoặc này, vì vậy cũng lanh chanh tham gia cho mai sau  một khu vườn cảnh đẹp là  Vườn Trohbư . Giờ có thể khoe qua đó là một vườn cảnh nhỏ nhưng có quy hoạch rất độc đáo mang đậm "nét rừng" với một vườn lan tự nhiên; một bộ sưu tập cây gỗ và các kiểu rừng ở Đắk Lắk; những con đường đi dạo quanh co giữa rừng hay uốn lượn theo triền dốc, bờ hồ; những ngôi nhà nhỏ giữa rừng phục vụ nhu cầu nhà nghỉ gia đình cuối tuần. Du khách đến chơi vườn còn được đắm mình trong một không gian cà phê có thật. Có thể quan sát tận mắt việc trồng và chế biến cà phê của người dân, sờ tận tay những cây cà phê thuộc đủ các loài đang được trồng ở Đắk Lắk và thưởng thức những phin cà phê được chế biến theo phương pháp thủ công. Tất cả những điều ấy đã biến Vườn cảnh Trohbư trở thành một trong những khu triển lãm về cà phê quan trọng nhất trong chương trình quảng bá hình ảnh "Thủ phủ Cà phê thế giới" của tỉnh Đắk Lắk.

Kinh tế

Buôn Đôn tuy có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng thực sự chưa phát triển xứng tầm. Thật đáng tiếc vì đây là một huyện tương đối nghèo với diện tích cà phê ít ỏi đất đai không mấy màu mỡ phần lớn chỉ thích hợp cho trồng điều  và hoa màu một -2 vụ nhờ nước trời. Hiện tại, người ta đã cho xây dựng ở trên sông Serepốk đoạn chảy qua Buôn Đôn 2/4 công trình thủy điện bậc thang là Serepốk 3 và 4, lại đang quy hoạch một cụm công nghiệp của huyện tại xã Ea Nuôl nữa chứ. Hi vọng sắp tới kinh tế Buôn Đôn sẽ có bước đại nhảy vọt, tuy nhiên càng nghe, người Ban mê lại càng thấy hãi cho Buôn Đôn./.

(Bài viết phát triển từ bài đã tham gia cho Vi Wiki)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác