Đây là Viện Hải Dương Học, một trong những điểm đến đông khách của Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. Ngày nay Nha Trang có ối chỗ đi chơi nhưng ngày xưa thì mình thấy chỉ có Hồ cá Trí Nguyên và nơi này là ...thú vị nhất.
Ngày nay Viện Hải Dương Học đã được đầu tư nhiều theo hướng phục vụ khách du lịch, chứ không khô cứng theo kiểu nghiên cứu khoa học ngày xưa.
Ví dụ nơi đây có trưng bày cái bản đồ Trường Sa to đùng được ghép từ hạt cà phê, nghe nói đạt được một hơi mấy kỉ lục thế giới. Chỉ hơi buồn là nói về cà phê nhưng nó được tài trợ bởi công ty cà phê... Mê Trang chứ không phải là Trung Nguyên nhà mình.
Đây là mô hình Hàm cá mập cổ đại nè. Mọi người vào đây thường khoái chụp hình trong...Hàm cá mập
Con cá mập này thì sống nhăn... chắc luôn
Còn đây là bộ xương cá voi...hình như là thực thì phải
Mình cũng ấn tượng với nó quá nên làm luôn một ...bô đầy
Nhưng thực sự cái làm mình khoái nhất ở đây là ...Nàng tiên cá. Dù gì mà nói thì mình vẫn là tín đồ cuồng nhiệt của truyện Nàng tiên cá của nhà văn người Ðan Mạch - Andersen.
Đây là lời giới thiệu về Nàng tiên cá của Vi Wiki nè:
Cá cúi, hay đu-gông, bò biển, cá nàng tiên, lợn biển (tên khoa học là Dugong dugon) là một động vật ở vùng cận duyên biển nhiệt đới. Tuy tiếng Việt gọi chúng là "cá" nhưng cá cúi thuộc loại động vật có vú. Tương truyền thì các thủy thủ phương Tây khi thấy loại cá cúi dưới nước tưởng chúng là người nên mới sinh ra truyền thuyết "người cá" hay "ngư nhân" thuở xưa. Bò biển là do dịch chữ Hán "海牛" (hải ngưu).
Còn đây là một bài viết khác mà mình cóp và sửa lại tí ti nè:
Sự thật về "Nàng tiên cá" mới được công bố vào thế kỷ 20: Ðó là loài động vật có vú, sống ở biển, thường gọi là bò biển, thuộc họ Bò nước. Mình bò biển thon, dài chừng ba đến năm mét, có loài dài tới tám mét, thân phủ lông thưa, môi dày, răng giống như răng trâu bò và có mặt nhai phẳng, mắt nhỏ, chân sau thành vây đuôi rộng nằm ngang, chi trước thành vây bơi nhưng ngón tay vẫn còn di tích của móng guốc, có thể ôm con vào lòng, ngực có một đôi vú. Bò biển ăn rong rêu và các loài cỏ biển, đẻ mỗi lứa một, hai con, nuôi con bằng sữa mẹ, chúng thường nổi lên mặt nước vào ban đêm để cho con bú.
Chuyện kể rằng: "Ngày xửa ngày xưa, các nàng tiên cá là con của Thần biển. Những hôm sóng yên biển lặng các nàng tiên cá rủ nhau lên đảo vắng, vui chơi và thi nhau hát. Khi Thần biển nổi giận, khiến biển khơi dậy sóng. Mọi con thuyền dù to lớn đến mấy cũng bị Thần biển lôi xuống biển sâu. Lúc này chính các nàng tiên cá lại ra tay cứu vớt những con người xấu số, gắng sức dìu họ vào bờ...".
Tuy nhiên, cái khiến người lớn và trẻ em trở nên mê thích nàng tiên cá chính là câu truyện xúc động về Nàng tiên cá của nhà văn Andersen. Nghe đâu khi sáng tác truyện này, nhà văn yêu quý của chúng ta rất xúc động, vừa viết vừa khóc. Ai đã qua Ðan Mạch, ít ra cũng một lần ngắm tượng Nàng tiên cá phỏng tác theo truyện của Andersen ở hải cảng Copenhaghen. Hằng năm Ðan Mạch sản xuất hàng nghìn bức tượng Nàng tiên cá nho nhỏ xinh xinh bán cho du khách nước ngoài làm kỷ niệm. Có bức tượng to như thật với giá từ 50 - 100 euro.
Lời bình: Chuyện về Nàng tiên cá cuối cùng có lẽ...vẫn chỉ là truyền thuyết. Cơ mà mình cũng mê chuyện về nó lắm cơ.
Truyền thuyết thì cứ vẽ ra những nàng tiên cá luôn đẹp kinh hoàng khiến mọi người phải gọi họ là Mỹ nhân ngư. Nàng tiên cá được miêu tả rất nhất quán là lấy phần eo làm ranh giới, nửa trên là thân thể người con gái, nửa dưới là chiếc đuôi của loài cá, toàn bộ cơ thể không chỉ toát lên vẻ đẹp quyến rũ mà còn mang chút gì đó ma quái, nhất là giọng hát đầy cám dỗ (Cũng giống như...chân dài nhà mình ấy nhỉ).
Chỉ có điều là Nàng tiên cá đã giống chân dài ... ở phần trên như thế thì tuyệt vời rồi, tại sao không giống luôn cho xong mà phần dưới thì ...chả có gì ngoài cái đuôi? Như thế, không biết các Mỹ nhân ngư nhà ta sẽ đẻ ra Nàng tiên cá con ...ở chỗ nào...trời ạ!
Kết luận: Mình giờ ...thích chân dài nhà mình hơn...tuốt tuồn tuột các nàng tiên cá cộng lại. Hihi!
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook