Nấn ná làm mọi người phải chờ mãi, hôm nay mới có dịp khoe với mọi người Ký sự chuyến đi Bắc vừa rồi của người Ban mê. Nơi đầu tiên mình muốn nói đến là Sơn La.
Cái tên Sơn La đã từng làm mọi người quen thuộc từ khi còn là học sinh cấp 1 với hình ảnh cây Đào Tô Hiệu trong nhà tù Sơn La. Nay nó lại quen thuộc hơn với công trình Thủy điện lớn nhất Đông nam á cùng tên này.
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái,Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới chung dài 250 km.
Tỉnh lỵ Sơn La đặt ở thành phố cũng cùng tên nốt, tuy mới chỉ lên thị xã khoảng năm 60 nhưng nay nó đã là một thành phố hoành tá tràng như ai rồi.
Chính vì là thành phố mới nên ở đây cũng ít di tích lịch sử. Hình như trong phố chỉ có nhà tù Sơn La là điểm đến cho du khách muốn khám phá lịch sử Sơn La?
Có vào đây mới thấy cái tàn bạo của Thực dân Pháp. So với nó đúng Nhà đày Buôn Ma Thuột chỉ là nhà đày mà thôi. Chắc mình sẽ phải viết riêng một bài để kể về nó mới được.
Đây đúng là một tỉnh miền núi cao, cao hơn Buôn ma Thuột là cái chắc nên cảnh sương mù buổi sáng này cũng là chuyện thường tình.
Có lẽ chính Sơn La đã làm mình có thêm quyết tâm đi chuyến này vì lâu nay ấn tượng với lời kể của mọi người khi đi du lịch Tây Bắc. Mình mang tiếng là kẻ đi nhiều nhưng thực sự xa thế thì chỉ mới nhõn có một lần đi Sa Pa mà thôi. Thật không phải tiếc công một tí nào, Sơn La làm khách đến một lần khó mà quên được vì sự hiếu khách của mình, điểm này rất giống với Ban mê. Cách làm du lịch của họ cũng thật giống với cái định hướng mình muốn áp đặt cho Du lịch Vườn Trohbư -Bản Đôn nhà mình, mình học được ối điều hay từ chuyến đi này đấy, lúc nào rảnh mình sẽ chia sẻ cho mọi người nghe.
Cái này nhìn qua giống khoai mì luộc quá, đó là một trogn những món đặc sản của Sơn La đấy. Nó có tên là cây mật gấu vì khi ngâm rượu ra nước màu vàng và cho vị đắng như là mật gấu thật vậy, kể cả công dụng cũng na ná nhưng không hiểu có phải thuộc loại Ông uống bà khen như rượu Ama Kông trên mình?
Còn đây là thớt gỗ nghiến, cái này cũng đặc sản nốt, loại thớt này thì số một luôn. Mình thật tiếc vì chuyến này đi xe nặng quá không thì cũng thửa lấy một cái về nịnh vợ kiếm điểm rồi.
Sơn La đúng là một điểm du lịch đáng đến, không chỉ riêng mình mà cả đoàn ai cũng nói vậy và hi vọng sẽ còn có dịp quay trở lại nơi này mặc dù khi mới đến có một ấn tượng không tốt là hãi công an. Đi cà rịch cà tang 4 ngày mới đến nơi vì sợ bắn tốc độ, qua bao nhiêu vùng dũng sĩ diệt lái xe chả sao không ngờ tới đây bị ngay các chú Công an huyện Cò Nòi rình ngay khúc cua trên đèo mà bắt lỗi dậm vạch. Phải nói là cao tay thật, chả cần tốn tiền tỉ của ngân sách để mua súng bắn tốc độ vì biết chắc là lỗ vốn còn với độc chiêu này thì 100% xe lạ qua đây đều bị bắt đứ đừ...
e đề xuất anh hưng gần giáng sinh rồi , a làm chương trình cho ACE giao lưu cho vui , giáng sinh mà lửa trại ,heo nướng, rượu cần thì phải nói là thôi rồi luôn 25-12 này hội 47 huế tổ chức kỉ niệm 1 năm thành lập hi vọng anh quá cảnh ra huế tham gia với tụi em
Có hình ảnh chia sẽ ngay nhé em.
anh nhớ nha chơi bời ở huế mà chẳng hề alo em 1 tiếng. hic hic xấu quá
Đí qua thôi, nhanh quá ko trở tay kịp
chúc ngày cuối tuần vui vẻ nhen
Nhất trí cao
Nhìn cảnh sương mù thấy nhớ Di LInh nhà em quá.
Có lẽ đúng là vậy đó, giống thật!
nhyn` ấm áp tinh` quân dân wa' a ha..
Vui kinh khủng luôn đó
^^ Cái vụ thớt gỗ nghiến được đấy anh! bền cực! Dùng lâu cũng ko bị mùn!
Đồng ý cả hai tay
Hôm rồi có ngừơi bà con ở Sơn La vào kể nhiều món ăn lạ và có vẻ ngon lắm. Du lịch mà thiếu ẩm thực là mất đi một nửa thú vụ rồi. Cuối tuần vui nhé a H!
Đúng vậy đó, anh giờ còn thèm nè!
bài viết hay mà hẻm ai póc hết. để em póc giúp nhé anh hưng cảnh tụ họp thật đầm ấm. hic hic
Cám ơn em nhé!
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook