Vài điều thú vị khi chơi dòng giả hạc

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4118
  • Tổng lượt truy cập 11,312,548

Fanpage facebook

Ngày đăng: 16/05/2018, 06:36 pm

Lan Giả hạc còn gọi là lan Phi điệp, lan Hoàng thảo đùi gà - một loài lan quá quen thuộc với người trồng lan. Không chỉ có hoa đẹp, hương thơm nồng nàn, lan Giả hạc còn sở hữu những điều thú vị dưới đây mà không hẳn nhiều người biết.

- Lan Giả hạc có 2 loại là thân ngắn và thân dài. Về cơ bản, hoa của 2 loại này đều giống nhau, tuy nhiên, ở những cây thân ngắn, kết cấu ra không đều theo chiều dài của giả hành mà chúng sẽ mọc thành chùm ở phía đầu ngọn. 

- Hoa lan Giả hạc có 2 kiểu cánh là cánh thẳng và cánh xoắn. Đặc điểm phân biệt giữa 2 cánh hoa rất rõ ràng, cánh xoắn to hơn cánh thẳng và môi hoa cũng to hơn. Tuy nhiên, cánh thẳng lại có kết cấu đồng đều và bắt mắt trên một giả hành. Đó là lý do vì sao người chơi lan ưa chuộng hoa cánh thẳng hơn là hoa cánh xoắn.

- Màu sắc cánh hoa cũng có sự khác nhau trên từng cây lan Giả hạc. Thông thường, cánh hoa màu trắng có phớt hồng, tuy nhiên, có khi màu hồng chiếm chủ đạo khiến toàn thể bông hoa trở nên khác lạ và thắm đượm. Đặc biệt, một số cây còn cho hoa trắng tinh, từ cánh hoa đến môi hoa. Những cây này được gọi là Giả hạc Di Linh trắng, bị đột biến, có giá rất đắt, được giới sưu tầm lan ưa chuộng.

- Không chỉ khác nhau về thân và hoa, giả hành của các cây lan Giả hạc cũng có sự khác nhau. Một số cây có vỏ áo trắng bao phủ, nhưng một số cây lại không. Có cây có giả hành thon gọn, màu xanh bóng; nhưng cũng có cây có giả hành mập mạp, màu xanh xám điểm chấm tím.

Sự khác nhau này thường đi liền với sự khác nhau của thân. Chẳng hạn như cây thân dài thường có giả hành thon gọn, còn cây thân ngắn thì giả hành to mập hơn. Thông thường, những cây thân dài, giả hành thon gọn sinh trưởng kém, nếu chăm sóc không đúng cách rất dễ bị teo tóp, còi cọc. Tuy nhiên, nếu được “chăm bẵm” thường xuyên, chúng sẽ cho hoa đều, nhiều và đẹp.

- Tại Việt Nam, lan Giả hạc phân bố ở nhiều vùng miền, trong đó, khu vực tỉnh Kon Tum là nhiều nhất, đặc biệt là ở Konchro, Đak Glei, Konkakinh, Kbang, Đak Pơ, Ia Pa. Do điều kiện khí hậu và môi sinh khác nhau nên đặc điểm cây và hoa cũng khác nhau, nếu trồng cần phải lưu ý để đạt hiệu quả như mong muốn. 

Lê Trinh

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác