Phong lan lừa ong đực xuất tinh

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4071
  • Tổng lượt truy cập 11,312,501

Fanpage facebook

Ngày đăng: 27/05/2013, 10:20 am

Phong lan lừa ong đực xuất tinh

Cập nhật lúc 15h52' ngày 12/04/2008

Ít ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của bông hoa đẹp, nhưng một số con ong bắp cày còn mu muội hơn cả người yêu hoa. Khi đứng trước một bông hoa đẹp, ong đực không thể kiềm chế mà xuất tinh ngay trên cánh hoa.

Rất nhiều côn trùng nhầm tưởng các bông hoa là con cái, nhưng trường hợp như những con ong bắp cày này thì thật là hiếm. Nhà sinh vật học Anne Gaskett tại Đại học Macquarie ở Australia đã tìm hiểu mối liên hệ giữa ong bắp cày và 2 loài phong lan lưỡi Australia và cho biết: "Thật khó để những con ong này cưỡng lại sự hấp dẫn của bông hoa".

Phong lan vẫn nổi tiếng với tài "tán trai". Rất nhiều loài tạo ra những mùi hương giống con cái để dụ các anh chàng phát tán phấn hoa cho mình. Nhưng hầu hết các loài côn trùng đều chỉ đậu trên cánh hoa rồi bay đi. Tuy nhiên, Gaskett nhận thấy loài ong bắp cày Lissopimpla excelsa dành rất nhiều thời gian quanh quẩn những bông phong lan lưỡi. Nhiều con còn để lại đốm nước trên cánh hoa sau khi bay đi.

Soi dưới kính hiển vi, các nhà khoa học khẳng định những đốm nước đó chính là tinh trùng mà ong bắp cày để lại. Tiếp đến, Gaskett thực hiện cuộc thí nghiệm để xem các con ong "ân ái" với bông hoa như thế nào, và liệu chúng có rút ra bài học từ những lần bị lừa.

Trong lần đầu tiên viếng thăm bông phong lan lưỡi, gần 3/4 các anh chàng để lại tinh trùng trên cánh hoa. Nhưng sau nhiều lần viếng thăm tiếp theo, hầu hết đã dừng việc giao hoan với người đẹp. "Có thể chúng không được giáo dục là những con ong cái thực sự trông như thế nào nên đã nhầm phong lan là con cái", Gaskett nói.

Nhưng tại sao phong lan lại nghĩ ra trò lừa phỉnh như vậy? Gaskett cho rằng đó có thể là một cách giúp chúng phát tán hạt giống của chính mình. "Những bông hoa tạo ra hành vi xuất tinh ở côn trùng có tỷ lệ thụ phấn cao nhất trong các loài tương tự. Tôi cho rằng việc xuất tinh chỉ là một tác dụng phụ của việc bông hoa quá quyến rũ".

Gaskett cho rằng cuộc sống sinh sản kỳ quặc của ong bắp cày có thể lý giải vì sao con đực không thể phân biệt phong lan. Ong cái có thể tự sinh con mà không cần tới con đực, và nếu chúng giao phối với nhau thì chỉ tạo ra con cái.

"Nếu bạn là cái và bạn không thể gần gũi với con đực chỉ vì nó đang 'tằng tịu' với phong lan, thì bạn vẫn có thể sinh sản được", Gaskett nói.

Kẻ chiến thắng thật sự chính là phong lan. Bằng cách lừa ong đực lãng quên ong cái và khi ong cái tự sinh thì lại tạo thêm nhiều ong đực, phong lan lưỡi đã đảm bảo được nòi giống cho mình.


http://www.khoahoc.com.vn/

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác