Ngọt bùi rau dầm tang

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4194
  • Tổng lượt truy cập 11,490,819

Fanpage facebook

Ngày đăng: 19/02/2013, 09:12 pm

Ngọt bùi rau dầm tang

Rau dầm tang

Rau dầm tang ẩn mình dưới suối vào sáu tháng mùa khô, đến mùa mưa lại cựa mình trỗi dậy. Những mầm rau xanh biếc, vươn dài như thể trong thời gian mùa khô nó đã tích tụ biết bao dưỡng chất của đất, của nước để dâng hiến cho con người có cái ăn dằn bụng trong những ngày dầm dề mưa rừng trút xuống. Cũng có lẽ sống cuộc sống như vậy, nên rau dầm tang trông nuột nà, mong manh hơn bất kỳ loại rau rừng nào khác. Cọng rau giòn dễ gãy, lá như lá răm và cũng dễ bị bầm úa, tổn thương, nhưng lại có vị ngọt bùi khó tả.

Dầm tang không dùng để ăn sống, mà phải nấu nhừ lên cùng nhiều loại thực phẩm dễ tìm kiếm trong rừng như măng le, củ mài và nấm. Khi ăn vào có vị bùi nơi đầu lưỡi, một lúc sau thấm ngọt nơi cổ họng. Có người bảo rau dầm tang trong rừng giống như cây cải cay ở trong vườn tược miệt đồng bằng vậy - một khi thưởng thức đều thi vị vì nó khai mở cho người ăn nhiều cảm giác: đắng - cay, ngọt - bùi…đều có cả.

Không nghi ngờ gì nữa, rau dầm tang không những là nguồn thực phẩm thông thường, mà còn là món gia vị của rừng ban tặng. Nấu bất cứ món gì được cho là đặc sản của rừng (từ măng le, củ mài, nấm…đến cá, thịt thú rừng các loại) đều không thể thiếu dầm tang. Tùy theo từng món ăn mà người ta cho vào lượng rau dầm tang ít hoặc nhiều. Chẳng hạn, để cho tô canh cá suối được thơm ngon hơn, chỉ cần thái nhỏ một nắm rau dầm tang bỏ vào (như hành ngò) là được.
Còn muốn có một nồi thịt (hoặc lòng) hầm lên béo ngậy và thơm lừng, phải cho thật nhiều dầm tang vào thì sẽ được như ý. Hơn thế, loại rau này là một phần không thể thiếu trong món muối chấm của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên xưa nay. Món muối chấm (với các loại thịt, cá nướng) ấy ngon đến nỗi các nhà hàng, khách sạn hiện nay đặt hàng từ các nghệ nhân ẩm thực người dân tộc thiểu số để đưa vào “menu” nhằm câu thực khách. Bất kỳ ai được thưởng thức một lần đều không thể nào quên mùi vị rất riêng và độc đáo của nó.

Nụ cười em gái đồng bào

Đến bây giờ, trong những ngày mưa, đâu đó trên các ngả đường Buôn Ma Thuột, vẫn dễ bắt gặp những người đàn ông, đàn bà từ Buôn Đôn, Cư M’gar hoặc xa hơn nữa là Ea Súp ra phố, chở theo những bó rau dầm tang để bán dạo. Họ vừa đi vừa rao: Ơ…! dầm tang, dầm tang...

Phương Đình (Đắk Lắk Online)

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác