CÂY Ô MÔI

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 744
  • Tổng lượt truy cập 10,116,781

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 10:31 am

CÂY Ô MÔI

Category: Linh tinh khác, Tag: Buôn Ma Thuột,Đắk lắk,Linh tinh khác,tây nguyên
09/06/2008 10:36 pm

Cây Ô môi có tên khoa học là Cassia grandis L.F. Đây là một loài cây gỗ lớn, thuộc họ Vang, thân cao tới 10-12 m, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim, gồm hàng chục đôi lá chét dài 7-12 cm, rộng 4-8 cm, có phủ lông mịn. Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Chùm hoa thõng xuống, dài tới 20-40 cm. Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm, dài 40-60 cm, đường kính 3-4 cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc. Chính thứ cơm đặc sền sệt chứa trong quả Ô môi này được nhân dân ta ngâm rượu làm thuốc bổ để uống, hoặc nấu cao.

Cách chế biến rượu ô môi: Về mùa thu, khi quả ô môi đã chín, người ta hái quả về, bỏ vỏ, bỏ hạt, chỉ lấy cơm ngâm rượu. Trung bình một quả ô môi có thể ngâm với 500 ml rượu 25-30 độ. Ngâm trong 15-20 ngày là dùng được, nhưng càng để lâu càng tốt. Rượu ô môi được dân gian dùng làm thuốc bổ, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chữa đau lưng, đau xương. Liều dùng: Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.

Ở Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh miền trung và miền nam. Ở Nam bộ, cây thường trồng theo các bờ kênh rạch, làm bóng mát cho các cây cầu khỉ. Ở Đắk Lắk cây cũng được trồng nhiều chủ yếu làm cảnh do có hoa đẹp. Trẻ em ngày nay không còn mấy đứa được biết đế hương vị của quả Ô môi nhưng lứa của chúng tôi thì có lẽ có ít người quên được cái hương vị ngọt mà hắc hắc của những lát Ô môi ngậm tím cả miệng thay cho kẹo làm món quà vặt dân dã ngày xưa./.

Balmé 092007

Duc at 01/15/2010 05:15 pm comment

Ông uống bà khen thì xoàng quá rồi a. Giờ ông uống đến bà hàng xóm cũng khen cơ!

Duc at 01/15/2010 08:12 am comment

Người ta chế làm rượu mùi chứ ngâm với rượu trắng của mình thì không ngon đâu anh ạ!

Mùi của nó khó chịu bỏ xừ.  Trái này ông bà bảo  đem ngâm rượu đảm bảo ông uống bà khen!

Duc at 01/14/2010 05:00 pm comment

Ô môi là từ mà trong này gọi thôi chứ thường gọi là Quinquina( canh-ki-na). Theo em biết thì đây là loại cây biệt dược được Alexandre Yersin đưa vào trồng ở Tây Nguyên cuối thế kỉ 19. Người ta chiết chất quinine( Kí ninh) từ vỏ cây này để trị bệnh sốt rét( paludisme) còn quả để làm rượu khai vị cực ngon đấy

Anh  thử ngâm rồi. uống chán chết, khi nào thử nha, nó có mùi nặng quá,tuy nhiên là vị thuốc đấy, thuốc thì chả bao giờ dễ dùng cả!

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác