Trứng kiến vàng

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4236
  • Tổng lượt truy cập 11,490,861

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 10:47 am

Trứng kiến vàng

Category: Món ngon Tây nguyên, Tag: cá suối,canh chua,Kiến,Linh tinh khác,Tây nguyên,trứng kiến
09/13/2008 08:36 pm

Trứng kiến – mùi phô mai thảo dã

Trứng kiến có thể chế biến thành nhiều món ăn tùy khẩu vị từng vùng. Người miền núi có món trứng kiến nấu măng sặt. Người Bình Định có món nộm làm bằng trứng kiến xào chín trộn với dưa leo, ớt, bưởi và đài hoa đực của mít thái mỏng. Dân Củ Chi thì đem trứng kiến trộn gỏi đu đủ, gỏi bưởi hay nấu canh chua lá giang ăn với cơm trắng... Kiến có mặt khắp mọi nơi, con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao, đạm từ 42-67% và có 28 loại acid min, ngoài ra nó còn có nhiều sinh tố và khoáng chất. Thời nhà MinhTrung Hoa, người ta dùng kiến để bào chế thành những viên thuốc tráng lực như thuốc bổ bây giờ. Ở Việt Nam, loài kiến vàng có nhiều nơi, nhất là những vùng nhiều cây cối vườn tược có cây ăn trái. Theo kinh nghiệm dân gian người Việt đã biết dùng kiến vàng để làm tác nhân thúc đẩy sự thụ phấn, tạo sự kết quả cho cây trái. Kiến vàng cũng là loài thiên địch chống lại sự phá hoại của côn trùng khác gây hại cho cây trái.

Kienvang.jpg

Đi thọc trứng kiến

Với những lợi ích của kiến vàng, thường không ai phá tổ kiến. Nhưng trứng kiến vàng lại là một món ăn thuộc loại độc nhất vô nhị, nên dân nhà vườn đều có dịp thưởng thức món trứng kiến khi tới mùa cây trái nhiều. Tùy thổ nhưỡng, cây trồng của từng vùng mà có cách nhận biết tổ kiến có trứng hay không. Theo kinh nghiệm của người nhà vườn từ tháng giêng đến cuối tháng hai âm lịch những kiến chúa tách dần đi gây tổ mới. Lúc này tổ mới gầy, lá còn tươi mới xanh đậm nghĩa là trứng còn mới, mọng sữa căng tròn. Còn lúc lá cây của tổ chuyển mầu hơi vàng ươm là kiến đã nở nhiều. Tổ kiến khi kết xong thường có lớp màng trắng liên kết các lá với nhau, khi nào lớp màng trắng phủ đều là bên trong tổ kiến chúa đã đẻ được nhiều trứng. Đi thọc trứng kiến là một cái thú. Người ta chuẩn bị sẵn một cây trúc dài cỡ 4-5 mét, cách đầu cây vót nhọn một đoạn khoảng 2-3 tấc, cột ba sợi dây, cuối dây là cái rổ quản. Đám nhỏ ham coi thọc trứng kiến đi theo cứ lao nhao giành nhau xách cây trúc. Đến nơi, người có kinh nghiệm sẽ nhìn tổ và quyết định đưa đầu nhọn của cây trúc thọc từ dưới thẳng lên, xé toạc tổ ra. Lúc này người cầm cây thọc sẽ vỗ liên tục vào thân trúc, trứng trong tổ sẽ rơi xuống cái rổ hứng sẵn bên dưới. Kiến lính, kiến thợ túa ra để bảo vệ trứng, lớp rớt theo trứng, lớp chạy tứ tán. Những người đi thọc và đám con nít thế nào cũng bị những con kiến lính hung dữ cắn vài phát la oai oái, vậy cũng đáng tội phá tổ kiến. Sau khi thọc vài tổ áng chừng đã đủ, đưa cái rổ đựng trứng ra chỗ nắng để xuống đất. Kiến vàng vốn không ưa nắng lắm, hễ đụng đất nóng là mấy con kiến thợ vội bỏ trứng chạy lấy người. Trứng kiến mầu trắng đục, căng bóng trông thật hấp dẫn. Nhúm một miếng bỏ vào miệng ăn sống ngay tại chỗ vị béo, thơm, tươi mới thật ngon, lạ miệng. Ở Tây nguyên người đồng bào còn có món canh chua tổ kiến nữa. Nghĩa là cho nguyên tổ kiến vàng vào nồi canh cá suối đang sôi, nước a xít trong bụng kiến sẽ ra nước làm nên một vị chua tuyệt vời cho nồi canh cá suối./.

Trohbu 060211 07.jpg

(Sưu tầm)

Lời bình: Món này nghe có vẻ hấp dẫn mà lại dễ làm, lưu tạm vào đây để chia sẻ và sau này  có dịp sẽ  đưa vào danh mục, thực đơn các món ăn Tây nguyên dân dã trong vườn Trohbư như trong ảnh vậy http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=229./.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác