Gỏi lá Kon Tum

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 823
  • Tổng lượt truy cập 10,116,860

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/01/2013, 11:19 am

Gỏi lá Kon Tum

Category: Món ngon Tây nguyên, Tag: Gỏi lá,Kon Tum,Linh tinh khác,rượu đế,Tây nguyên,trohbư
09/23/2008 08:49 pm

Nếu có dịp đến Kon Tum - mảnh đất nằm tận cực Bắc Tây Nguyên mà chưa thưởng thức món gỏi lá thì coi như... chưa đến. Gỏi lá xuất hiện ở thị xã Kon Tum mới khoảng mươi lăm năm trở lại đây.

Ông Lê Văn Nhơn (72 tuổi), người đầu tiên mở tiệm gỏi lá ở phố núi này, cho biết: Sau năm 1975, một người bạn (nguyên là bộ đội Trường Sơn năm xưa) từ ngoài Bắc vào thăm ông. Gặp nhau, cùng nhau làm chén rượu nhưng mồi lại không có, thế là ông bạn bộ đội năm xưa liền trổ tài hái rau rừng làm… mồi. Một lần ăn thấy ngon, lần khác có bạn nhậu đến lại làm. Tiếng lành đồn xa, mãi đến năm 1995, ông Nhơn mới chính thức làm gỏi lá để kinh doanh cho đến tận bây giờ. Theo ông Nhơn, gỏi lá đúng kiểu phải có đủ từ 40 đến 50 loại lá gồm: mơ lông, đinh lăng, lá sung, lá cải, tía tô, lá bứa, hồng ngọc, lá chua,  chùm ruộtxoàilộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, cải cay, ổi, lá lốt, trâm, mã đề, diếp cá, chó đẻ răng cưa, quế, húng, thuyền đất…và… các loại rau gia vị như hành, rau húng, rau thơm, rau é tím... Trong đó, 3 loại lá không thể thiếu là mơ lông, đinh lăng và lá sung, ngoài tác dụng tạo hương vị còn dùng để quấn gỏi. Mùa nắng khó tìm lá hơn, cố gắng lắm chỉ được chừng 15-20 loại. Đi kèm với lá là gỏi nên ngoài đĩa thịt heo ba chỉ luộc thái mỏng có tác dụng tạo độ béo và đĩa tôm] kho (loại nhỏ) còn phải có gỏi cá. Gỏi của ông Nhơn thường làm bằng cá lóc, cá hồng hay cá ngừ. Cá sống thái lấy thịt, cắt nhỏ ướp với gừng, chanh, riềng trong thời gian ít nhất 5 tiếng đồng hồ để cá… tự chín. Đặc biệt, món nước chấm dùng để chấm gỏi lá mới là “bí quyết gia truyền” của ông Nhơn. Theo ông nguyên liệu làm nước chấm là tôm, thịt nạc băm nhỏ trộn đều với mẻ (một loại nguyên liệu mà người Bắc thường dùng để chế biến thịt chó) và đun chín. Một tô nước chấm hoàn chỉnh phải ở dạng sền sệt, không đặc quá để tiện múc úp lên gỏi lá. Bên cạnh còn có thêm đĩa tiêu hạt tươi, ít muốiớt trái (loại ớt trái nhỏ chổng ngọn lên trời của đồng bào dân tộc). Bàn ăn được bố trí lá xung quanh, đồ cuốn ở giữa cùng với đồ uống. Ăn gỏi lá nhất thiết phải uống rượu (mà phải là rượu ngâm từ rễ cây đinh lăng mới sành điệu), chớ nên uống bia mau đầy bụng, không ăn được nhiều. Chưa hết, sau khi ăn xong gỏi lá, trong váng vất của men say, bạn sẽ được tận hưởng món cháo cá nấu với lá hành, lá tía tô đỏ và lá cải cắt nhỏ (cá sau khi lóc lấy thịt làm gỏi, đầu và xương dùng để nấu cháo), khói bốc nghi ngút, vừa thổi vừa húp. Chỉ cần ăn một chén nhỏ, bạn cảm thấy tỉnh táo trở lại, và lại thèm ăn… gỏi lá! Nếu đến Kon Tum, bạn hãy ghé lại số 77 Hùng Vương, thị xã Kon Tum để thưởng thức gỏi lá.

Lời bình: Món này nghe hay đấy nhỉ lại dễ làm,  lưu tạm vào đây để chia sẻ và sau này  đưa vào danh mục, thực đơn các món ăn Tây nguyên dân dã trong Vườn Trohbư .

(Nguồn Báo Sài Gòn Giải Phóng)

Duc at 01/28/2010 04:52 pm comment

Thèm quá rồi! Về nhà mua tạm ít gỏi nem bì quấn lá lộc vừng và đinh lăng để giả quyết nốt mấy lon bia thôi! Sang Kontum sau vậy

Nhớ mời chứ, anh về tới Ban mê rồi!

tnhuho at 06/24/2009 03:16 am comment

Nghe thèm quá anh ạ. Đúng là so với dân châu Âu, dân mình chế biến món ăn cầu kì và "cái gì, con gì cũng ăn" . Tụi nó rất tò mò về cái chuyện ăn thịt chó của mình, thắc mắc hoài.

Đối với người Phương đông ăn uống hình như phải gọi là nghệ thuật mới đ1ung. Ngày xưa Từ Hi thái hậu đã từng làm sứ thần các nước châu Âu chóang còn gì. Anh thấy giờ người ta có khuynh hướng quay lại với những gì dân dã thì phải.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác