Hôm trước trong bài Đây - Tour đi bộ của Du lịch vườn Trohbư -Bản Đôn có nhắc đếm một món đặc sản Tây nguyên mà du lịch Vườn Trohbư -Bản Đôn nhà mình đem ra thử đãi khách.
Thấy có nhiều người hỏi về món ăn lạ lẫm này làm người Ban mê thấy mắc nợ ghê gớm. Thực ra mình cũng chả biết nhiều về nó thôi thì cứ làm một bài coi như để chia sẻ và biết đâu sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý cho mình hòan thiện bài giới thiệu về một món ăn có thể xem là đặc sản của dòng Serepốk thác ghềnh.
Cây Dâm Tang (Djam Tang) là tên gọi theo tiếng người đồng bào ở Buôn Niêng của một lòai cây thường mọc trên các bờ đá dọc sông và cả giữa dòng sông SeRePốk. Hình như tên gọi theo tiếng Kinh của lòai cây này là cây Rù Rì. Cỡ khỏang tháng 1 hàng năm như lúc này chính là mùa của hoa Dâm Tang. Hoa của lòai cây này to chỉ bằng cỡ đồng xu 2.000 và có sắc trắng ngả dần sang màu vàng không lấy gì làm nổi bật truy nhiên do mọc ở trên các ghềnh đá giữa sông thóang đãng là lại giống như lá liễu dáng cũng tha thướt nên vào mùa hoa cây Dâm Tang nhìn cũng nên thơ ra phết.
Tuy nhiên cái thú của nó không phải ở đó mà hoa và lá non của lòai cây này làm món ăn đã cực. Nó có vị đắng nhẫn nhẫn nhưng sau đó là vị ngọt kèm theo. Ông bà mình bảo món gì ăn đắng đều là thuốc cả nên xem như ngon nhất là vào cái thời buổi chán ngán các món ngọt ngào bây giờ.
Hoa Dâm tang nhìn hơi gióng hoa Thiên lý, bứt cả chùm lá non đem nấu canh hoặc xào với cá suối hoặc thịt bò bạc nhạc là nhất hạng. Đơn giản hơn là đi mua một cái Lẩu bò ở Ban mê về vứt quách mớ rau cải đi thay bằng hoa Dâm Tang mà nhúng thì ngon ra trò.
Vì vườn Trohbư nhà mình không xa sông SeRePốk là mấy lại biết mình thích món đắng nên mấy người đồng bào hay làm công cho vườn cứ mỗi mùa hoa nở lại đi hái đem về gọi là góp gạo thổi cơm chung tổ chức nhậu tưng bừng.
Bạn bè vào vườn mùa này thi thỏang cũng được người Ban mê đãi ăn thử, có người thì chê đắng ăn qua loa vài miếng còn có người quên thôi. Quên cả món Gà nướng gia truyền tiếng tăm của vườn Trohbư, chỉ nhăm nhe nồi lẩu hoa Dâm Tang...
Thật tiếc vì sắp tới đọan sông gần Trohbư sẽ là lòng hồ thủy điện SeRePốk 3 và 4. Những ghềnh đá dọc sông và giữa sông sẽ ngập hết, có lẽ lúc đó màu hoa Dâm Tang với mình sẽ chỉ còn là kỉ niệm và món hoa Dâm Tang thì không còn cơ hội để đưa vào danh sách thực đơn của du lịch Vườn Trohbư -Bản Đôn.
Lời bình: Hôm rồi nấu món này nhăm nhăm ăn quá đến lúc nhớ ra chưa chụp hình thì nồi lẩu đã thấy đấy nên bỏ ra tô mà cũng vơi vơi, không biết có cơ hội nào để bổ sung ảnh không thôi đành buồn đến mùa hoa năm sau. /.
Bạn ơi! Loại hoa đó người Ê đê gọi là Djam Tang, chứ không phải Dâm Tang bạn ạ!
Cám ơn nhé bạn, một thông tin cực kì giá trị, Lâu nay mọi người cứ nghĩ người Ban mê bịa ra cái tên lạ lùng đó đấy
Tiếc quá e bỏ mất một món đắng! Em mệnh mộc nên hợp lắm với món đắng, chua và chúa ghét ngọt.
Ai bảo hôm đó xung phong ở lại giữ cơ quan làm gì, giờ hết mùa hoa rồi, sang năm thủy điện dâng ngập hết ko biết có còn không!
độc đáo quá, em chưa từng được ăn.
Hết mùa hoa mất rồi, Tây nguyên mình có nhiều cái hay để khám phá lắm đấy.
cũng lạ he!!!
Nhất định rồi!
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook