Mô hình bảo tồn nguồn gen phục vụ cho công tác nhân giống các loài lan quý tại địa bàn Vĩnh Phúc

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 1977
  • Tổng lượt truy cập 11,496,847

Fanpage facebook

Ngày đăng: 04/10/2016, 08:32 am

Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng tập đoàn lan tự nhiên nhằm lưu trữ và bảo tồn nguồn gen phục vụ cho công tác nhân giống các loài lan quý tại địa bàn Vĩnh Phúc

06/08/2009

Nhằm bảo tồn và lưu trữ các loài hoa phong lan quý hiếm, công tác sưu tầm và tìm kiếm cũng như nghiên cứu các phương pháp nuôi trồng, chăm sóc và nhân giống các loài hoa lan tự nhiên luôn được quan tâm thực hiện. Năm 2007, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng tập đoàn lan tự nhiên nhằm lưu trữ và bảo tồn nguồn gen phục vụ cho công tác nhân giống các loài lan quý tại địa bàn Vĩnh Phúc”.

1. Đặc điểm khu vực xây dựng mô hình vườn lan tự nhiên:

- Địa điểm: Đặt tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc. Vườn tập đoàn được xây dựng trên nền đất đồng có dải thêm một lớp đất mượn loại cát pha. Khu vực lân cận có vườn cây công trình, các giàn dây leo (su su, mướp) và bao quanh là đồng lúa.

- Thuộc vùng khí hậu đặc trưng của miền Bắc Việt Nam, thời tiết khí hậu đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm được chia thành 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt là: Mùa mưa (từ tháng 4 - 10), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

2. Cấu trúc mô hình:

Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của loài lan rừng, đa số là những cây ưa bóng mát, chịu sáng nhưng ít chịu ánh nắng, tiếp cận ánh sáng trực tiếp của mặt trời qua các tán lá cây, dưới các tán cây là thảm thực vật rừng. Nhiệt độ cho lan phát triển dao động từ 160 - 330C, độ ẩm thích hợp 40 - 80% tùy loài. Khả năng chịu nắng tối đa của lan là 50 - 70%. Đề tài đã nghiên cứu và thiết kế mô hình vườn lan tập đoàn như sau:

- Vườn tập đoàn xây dựng theo kích thước 15 m x 15 m x 5 m, có tổng diện tích sử dụng 225 m2.

- Vật liệu chủ yếu là sắt gia công thành khung, có phun sơn chống rỉ. Cột, xà ngang, giàn treo được liên kết bằng ốc vít thuận tiện khi lắp ráp, di chuyển.

- Mặt nền có chia 5 luống nhỏ (kích thước 9 m x 2 m), lối đi giữa các hàng 0,6 m được lát gạch để trồng cây hàng lá tạo lớp thảm thực vật nhân tạo.

-Không gian chia thành 4 tầng: Mỗi tầng cách nhau 2 m. ở tầng đất trồng các loại cây hàng lá  để tạo được thảm thực vật dưới đất nhằm giữ độ ẩm tạo môi trường sống thích hợp cho lan. Tầng 2 và 3 là giá treo các loại lan tùy theo khả năng thích ứng cường độ ánh sáng của từng loài. Tầng trên cùng là lớp lưới đen cắt nắng và hệ thống pec tưới phun.

- Bốn mặt xung quanh và mái che bằng lưới đen, có tác dụng thay đổi cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và ngăn cản ảnh hưởng của các loài côn trùng gây hại.

- Hệ thống giàn tưới phun: Được thiết kế bởi hệ thống ống nhựa và pec tưới phun sương. Bao gồm 07 ống dẫn nước, mỗi ống có 1 van điều tiết và 6 pec phun lắp theo hướng toả mù xuống mặt đất. Sử dụng bơm cao áp 750 N, hút và đẩy nước lên toàn bộ giàn tưới.

Nhờ kỹ thuật thiết kế như vậy mà việc điều tiết các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tương đối gần với yêu cầu sinh thái của các loài lan tự nhiên nên cây sinh trưởng và phát triển khá tốt.

3. Kết quả thực nghiệm.

a. Đặc tính sinh trưởng của một số loài lan:

* Cát lan: Là giống lan có thể ở vùng nóng và vùng ôn đới. Phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng: Ban ngày là 210C, ban đêm là 160C. Tuy nhiên nó vẫn phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ 10 - 300C. Độ ẩm: 40 - 70%. Độ che sáng tốt nhất là 60% (chịu được tối đa 50% ánh sáng mặt trời).

* Cát sa mạc: Điều kiện trồng cũng giống như Cát lan nhưng cần ít độ ẩm hơn.

* Đai trâu: Loài lan này mọc nhiều ở các khu rừng của Việt Nam. Là loài chịu nóng, ở những vùng thấp nhưng nóng, lan Đai trâu xuất hiện nhiều hơn cả (vùng Cao Nguyên Nam trung bộ gần biên giới Việt Lào). Tuy nhiên nó cũng là loài lan thích hợp với thành phố, chỉ cần được trồng trong các điều kiện nhiệt độ 15,5 - 32,20C, nhưng nó vẫn chịu được ở nhiệt độ thấp hơn 15,50C và cao hơn 320C. Độ ẩm 40-70%, cần che  sáng 50%.

* Vũ nữ: Là loài lan thích nghi với biên độ sinh thái khá rộng, nó có thể được trồng từ Bắc vào Nam. Là loài ưa sáng nhưng không chịu được ánh sáng trực tiếp của mặt trời (70% ánh sáng mặt trời), nhiệt độ thích hợp 20 - 250C, nhưng vẫn phát triển bình thường ở khoảng nhiệt 15 - 320C.

* Hồ Điệp: Là loài lan thông dụng nhất và dễ trồng nhất.

Lan Hồ điệp là loài cần ít ánh sáng, cần che sáng đến 70%. Điều kiện nhiệt độ: 18 - 350C, nhiệt độ thích hợp nhất: 22 - 250C. ẩm độ tối thiểu: 60%.

* Vanda: Là loài ưa sáng nhưng cũng cần che sáng 30%. Nhiệt độ thích hợp: 25-300C, vẫn có thể phát triển được ở nhiệt độ thấp hơn. Cần độ ẩm lớn: 70 - 80%

* Hoàng thảo: Là loài ưa sáng, cần che 30% ánh sáng. Điều kiện nhiệt độ: 10 - 320C. Độ ẩm: 40 - 60%.

Tùy vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của loài lan, đề tài tiến hành bố trí thí nghiệm đặt các loài lan vào từng tầng phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển của chúng.

b. Bố trí thí nghiệm:

Tiến hành bố trí các loài lan dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của chúng. Mỗi tầng được chia thành 18 ô, khoảng cách giữa các giò lan là 20 cm.

Với các loài lan thuộc chi Dendrobium, Oncidium, Vanda là những loài ưa sáng nên treo ở trên tầng thứ 3, mỗi giò lan cách nhau 20 cm để đảm bảo cho cây nhận đủ ánh sáng và thoáng gió. Với các chi lan chịu sáng kém hơn như các loài thuộc chi Phalaonepsis (Hồ điệp), Rhynchostylis (Đai trâu), Cattleya (Cát lan), Laelia (Cát sa mạc), Aerides (Lan Giáng Hương) được treo ở tầng 2, khoảng cách của các giò lan cũng là 20 cm. Bố trí thí nghiệm các loài lan như sau:

Luống1: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Hồ điệp; Tầng 3: Treo các loài lan thuộc chi Hoàng thảo.

Luống 2: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Đai trâu; Tầng 3: Treo các loài lan thuộc chi Hoàng thảo.

Luống 3: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Đai trâu; Tầng 3: treo các loài lan thuộc chi lan Vũ nữ.

Luống 4: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Cattleya; Tầng 3: Treo các loài lan thuộc chi Vanda.

Luống 4: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Cát sa mạc, Giáng hương; Tầng 3: Treo các loài lan thuộc chi Hoàng thảo.

Vì số lượng các loài lan rất lớn lại không được đưa vào cùng lúc, do thời gian thực hiện đề tài ngắn, lan là loài phát triển chậm, theo dõi sự phát triển của chúng cần phải trải qua nhiều mùa nên đề tài chỉ theo dõi một số loài điển hình có trong vườn lan tập đoàn: Minidendrobium, Nhất điểm hồng, Đai trâu đuôi chồn, Đai trâu đỏ. Cát sa mạc, Hồ điệp trắng, Vanda, Cát lan.

c. Phương pháp  thí nghiệm:

* Thời gian thí nghiệm: Tiến hành theo dõi sự sinh trưởng và phát triển từ tháng 4 (thời gian bắt đầu đưa lan vào vườn tập đoàn) đến tháng 11/2007; chu kỳ theo dõi tăng trưởng của cây giống: Tiến hành đánh giá quá trình phát triển của cây qua 3 lần vào 3 mùa khác nhau để thấy sự phát triển của lan: Lần 1: Tháng 7/2007; lần 2: Tháng 9/2007; lần 3: Tháng 11/2007.

* Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng phát triển của cây:

+ Chỉ tiêu tăng trưởng của lá: Tăng trưởng chiều dài và rộng của lá là chỉ số sinh học phản ánh khách quan quá trình sinh dưỡng và tích luỹ sinh khối của cây trồng theo thời gian. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật... có tác động đến cây trồng trong phương pháp thực nghiệm sinh học. Chỉ số được xác định bằng trị số trung bình của lần quan trắc sau trừ đi trị số trung bình của lần quan trắc trước sẽ cho ta trị số trung bình về mức độ tăng trưởng của cây trong ô thí nghiệm.

 

+ Tốc độ ra rễ: Với các loài phong lan sống bám nhờ vào các thân cây nhưng không phải sống ký sinh và cây chủ, nó vẫn dùng bộ rễ để hút nước và chất dinh dưỡng từ độ ẩm của không khí và phân. Đánh giá tốc độ phát triển của rễ cũng là đánh giá được quá trình phát triển của cây.

+ Thời gian ra hoa: Tùy thuộc vào từng loài, thời gian hoa nở (thời gian sống của một cành hoa).

+ Thời gian tồn tại của hoa: Hoa lan thường tươi lâu nhưng thời gian tồn tại của một bông hoa cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng chăm sóc và sức khỏe của cây.

Vì số lượng các loài lan rất lớn lại không được đưa vào cùng lúc nên chỉ theo dõi một số loài điển hình có trong vườn lan tập đoàn: Minidendrobium, Nhất điểm hồng, Đai trâu đuôi chồn, Đai trâu đỏ, Cát sa mạc, Hồ điệp trắng, Vanda, Cát liza.

Nhận xét chung:

Kết quả quan trắc được cho thấy các loại lan đều phát triển khá tốt:

ở lần đo kết quả sinh trưởng phát triển thứ nhất (vào tháng 7/2007), đây là lần đo kết quả sinh trưởng sau khi đưa các cây lan được theo dõi vào trong vườn được 3 tháng, đây cũng là thời gian có khí hậu thay đổi từ mùa xuân sang mùa hè, thời gian này thời tiết khá thuận lợi để lan phát triển, thời gian này lan bắt đầu thích nghi với điều kiện phát triển mới. Tuy nhiên cây lan vẫn phát triển tốt.

- ở lần đo kết quả sinh trưởng thứ 2 (tháng 9/2007), thời gian này thời tiết chuyển từ hè sang thu, thời tiết này cũng khá thuận lợi cho lan phát triển.

- ở lần đo kết quả sinh trưởng thứ 3 (tháng 11/2007) đây là thời gian mùa đông, nhiệt độ không khí xuống thấp đồng thời cũng là mùa khô có ảnh tới sự phát triển của cây và thường đây cũng là thời gian nghỉ ngơi của nhiều loại lan để chuẩn bị cho sự phát triển vào mùa xuân. Nhưng do có sự điều chỉnh về độ ẩm nên cây lan vẫn phát triển tốt, đa số các loài lan được theo dõi đều ra hoa.

Qua theo dõi cho thấy vườn lan tập đoàn được thiết kế có hệ thống lưới cắt nắng, có giàn tưới phun để điều chỉnh độ ẩm là rất thích hợp cho các loài lan rừng phát triển.

BT. CN. Xuân Mạnh

Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng tập đoàn lan tự nhiên nhằm lưu trữ và bảo tồn nguồn gen phục vụ cho công tác nhân giống các loài lan quý tại địa bàn Vĩnh Phúc

06/08/2009

Nhằm bảo tồn và lưu trữ các loài hoa phong lan quý hiếm, công tác sưu tầm và tìm kiếm cũng như nghiên cứu các phương pháp nuôi trồng, chăm sóc và nhân giống các loài hoa lan tự nhiên luôn được quan tâm thực hiện. Năm 2007, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng tập đoàn lan tự nhiên nhằm lưu trữ và bảo tồn nguồn gen phục vụ cho công tác nhân giống các loài lan quý tại địa bàn Vĩnh Phúc”.

 

1. Đặc điểm khu vực xây dựng mô hình vườn lan tự nhiên:

 

- Địa điểm: Đặt tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc. Vườn tập đoàn được xây dựng trên nền đất đồng có dải thêm một lớp đất mượn loại cát pha. Khu vực lân cận có vườn cây công trình, các giàn dây leo (su su, mướp) và bao quanh là đồng lúa.

 

- Thuộc vùng khí hậu đặc trưng của miền Bắc Việt Nam, thời tiết khí hậu đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm được chia thành 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt là: Mùa mưa (từ tháng 4 - 10), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

 

2. Cấu trúc mô hình:

 

Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của loài lan rừng, đa số là những cây ưa bóng mát, chịu sáng nhưng ít chịu ánh nắng, tiếp cận ánh sáng trực tiếp của mặt trời qua các tán lá cây, dưới các tán cây là thảm thực vật rừng. Nhiệt độ cho lan phát triển dao động từ 160 - 330C, độ ẩm thích hợp 40 - 80% tùy loài. Khả năng chịu nắng tối đa của lan là 50 - 70%. Đề tài đã nghiên cứu và thiết kế mô hình vườn lan tập đoàn như sau:

 

- Vườn tập đoàn xây dựng theo kích thước 15 m x 15 m x 5 m, có tổng diện tích sử dụng 225 m2.

 

- Vật liệu chủ yếu là sắt gia công thành khung, có phun sơn chống rỉ. Cột, xà ngang, giàn treo được liên kết bằng ốc vít thuận tiện khi lắp ráp, di chuyển.

 

- Mặt nền có chia 5 luống nhỏ (kích thước 9 m x 2 m), lối đi giữa các hàng 0,6 m được lát gạch để trồng cây hàng lá tạo lớp thảm thực vật nhân tạo.

 

- Không gian chia thành 4 tầng: Mỗi tầng cách nhau 2 m. ở tầng đất trồng các loại cây hàng lá  để tạo được thảm thực vật dưới đất nhằm giữ độ ẩm tạo môi trường sống thích hợp cho lan. Tầng 2 và 3 là giá treo các loại lan tùy theo khả năng thích ứng cường độ ánh sáng của từng loài. Tầng trên cùng là lớp lưới đen cắt nắng và hệ thống pec tưới phun.

 

- Bốn mặt xung quanh và mái che bằng lưới đen, có tác dụng thay đổi cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và ngăn cản ảnh hưởng của các loài côn trùng gây hại.

 

- Hệ thống giàn tưới phun: Được thiết kế bởi hệ thống ống nhựa và pec tưới phun sương. Bao gồm 07 ống dẫn nước, mỗi ống có 1 van điều tiết và 6 pec phun lắp theo hướng toả mù xuống mặt đất. Sử dụng bơm cao áp 750 N, hút và đẩy nước lên toàn bộ giàn tưới.

 

Nhờ kỹ thuật thiết kế như vậy mà việc điều tiết các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tương đối gần với yêu cầu sinh thái của các loài lan tự nhiên nên cây sinh trưởng và phát triển khá tốt.

 

3. Kết quả thực nghiệm.

 

a. Đặc tính sinh trưởng của một số loài lan:

 

* Cát lan: Là giống lan có thể ở vùng nóng và vùng ôn đới. Phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng: Ban ngày là 210C, ban đêm là 160C. Tuy nhiên nó vẫn phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ 10 - 300C. Độ ẩm: 40 - 70%. Độ che sáng tốt nhất là 60% (chịu được tối đa 50% ánh sáng mặt trời).

 

* Cát sa mạc: Điều kiện trồng cũng giống như Cát lan nhưng cần ít độ ẩm hơn.

 

* Đai trâu: Loài lan này mọc nhiều ở các khu rừng của Việt Nam. Là loài chịu nóng, ở những vùng thấp nhưng nóng, lan Đai trâu xuất hiện nhiều hơn cả (vùng Cao Nguyên Nam trung bộ gần biên giới Việt Lào). Tuy nhiên nó cũng là loài lan thích hợp với thành phố, chỉ cần được trồng trong các điều kiện nhiệt độ 15,5 - 32,20C, nhưng nó vẫn chịu được ở nhiệt độ thấp hơn 15,50C và cao hơn 320C. Độ ẩm 40-70%, cần che  sáng 50%.

 

* Vũ nữ: Là loài lan thích nghi với biên độ sinh thái khá rộng, nó có thể được trồng từ Bắc vào Nam. Là loài ưa sáng nhưng không chịu được ánh sáng trực tiếp của mặt trời (70% ánh sáng mặt trời), nhiệt độ thích hợp 20 - 250C, nhưng vẫn phát triển bình thường ở khoảng nhiệt 15 - 320C.

 

* Hồ Điệp: Là loài lan thông dụng nhất và dễ trồng nhất.

 

Lan Hồ điệp là loài cần ít ánh sáng, cần che sáng đến 70%. Điều kiện nhiệt độ: 18 - 350C, nhiệt độ thích hợp nhất: 22 - 250C. ẩm độ tối thiểu: 60%.

 

* Vanda: Là loài ưa sáng nhưng cũng cần che sáng 30%. Nhiệt độ thích hợp: 25-300C, vẫn có thể phát triển được ở nhiệt độ thấp hơn. Cần độ ẩm lớn: 70 - 80%

 

* Hoàng thảo: Là loài ưa sáng, cần che 30% ánh sáng. Điều kiện nhiệt độ: 10 - 320C. Độ ẩm: 40 - 60%.

 

Tùy vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của loài lan, đề tài tiến hành bố trí thí nghiệm đặt các loài lan vào từng tầng phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển của chúng.

 

b. Bố trí thí nghiệm:

 

Tiến hành bố trí các loài lan dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của chúng. Mỗi tầng được chia thành 18 ô, khoảng cách giữa các giò lan là 20 cm.

 

Với các loài lan thuộc chi Dendrobium, Oncidium, Vanda là những loài ưa sáng nên treo ở trên tầng thứ 3, mỗi giò lan cách nhau 20 cm để đảm bảo cho cây nhận đủ ánh sáng và thoáng gió. Với các chi lan chịu sáng kém hơn như các loài thuộc chi Phalaonepsis (Hồ điệp), Rhynchostylis (Đai trâu), Cattleya (Cát lan), Laelia (Cát sa mạc), Aerides (Lan Giáng Hương) được treo ở tầng 2, khoảng cách của các giò lan cũng là 20 cm. Bố trí thí nghiệm các loài lan như sau:

 

Luống1: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Hồ điệp; Tầng 3: Treo các loài lan thuộc chi Hoàng thảo.

 

Luống 2: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Đai trâu; Tầng 3: Treo các loài lan thuộc chi Hoàng thảo.

 

Luống 3: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Đai trâu; Tầng 3: treo các loài lan thuộc chi lan Vũ nữ.

 

Luống 4: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Cattleya; Tầng 3: Treo các loài lan thuộc chi Vanda.

 

Luống 4: Tầng 2: Treo các loài lan thuộc chi Cát sa mạc, Giáng hương; Tầng 3: Treo các loài lan thuộc chi Hoàng thảo.

 

Vì số lượng các loài lan rất lớn lại không được đưa vào cùng lúc, do thời gian thực hiện đề tài ngắn, lan là loài phát triển chậm, theo dõi sự phát triển của chúng cần phải trải qua nhiều mùa nên đề tài chỉ theo dõi một số loài điển hình có trong vườn lan tập đoàn: Minidendrobium, Nhất điểm hồng, Đai trâu đuôi chồn, Đai trâu đỏ. Cát sa mạc, Hồ điệp trắng, Vanda, Cát lan.

 

c. Phương pháp  thí nghiệm:

 

* Thời gian thí nghiệm: Tiến hành theo dõi sự sinh trưởng và phát triển từ tháng 4 (thời gian bắt đầu đưa lan vào vườn tập đoàn) đến tháng 11/2007; chu kỳ theo dõi tăng trưởng của cây giống: Tiến hành đánh giá quá trình phát triển của cây qua 3 lần vào 3 mùa khác nhau để thấy sự phát triển của lan: Lần 1: Tháng 7/2007; lần 2: Tháng 9/2007; lần 3: Tháng 11/2007.

 

* Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng phát triển của cây:

 

+ Chỉ tiêu tăng trưởng của lá: Tăng trưởng chiều dài và rộng của lá là chỉ số sinh học phản ánh khách quan quá trình sinh dưỡng và tích luỹ sinh khối của cây trồng theo thời gian. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật... có tác động đến cây trồng trong phương pháp thực nghiệm sinh học. Chỉ số được xác định bằng trị số trung bình của lần quan trắc sau trừ đi trị số trung bình của lần quan trắc trước sẽ cho ta trị số trung bình về mức độ tăng trưởng của cây trong ô thí nghiệm.

 

+ Tốc độ ra rễ: Với các loài phong lan sống bám nhờ vào các thân cây nhưng không phải sống ký sinh và cây chủ, nó vẫn dùng bộ rễ để hút nước và chất dinh dưỡng từ độ ẩm của không khí và phân. Đánh giá tốc độ phát triển của rễ cũng là đánh giá được quá trình phát triển của cây.

 

+ Thời gian ra hoa: Tùy thuộc vào từng loài, thời gian hoa nở (thời gian sống của một cành hoa).

 

+ Thời gian tồn tại của hoa: Hoa lan thường tươi lâu nhưng thời gian tồn tại của một bông hoa cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng chăm sóc và sức khỏe của cây.

 

Vì số lượng các loài lan rất lớn lại không được đưa vào cùng lúc nên chỉ theo dõi một số loài điển hình có trong vườn lan tập đoàn: Minidendrobium, Nhất điểm hồng, Đai trâu đuôi chồn, Đai trâu đỏ, Cát sa mạc, Hồ điệp trắng, Vanda, Cát liza.

 

Nhận xét chung:

 

Kết quả quan trắc được cho thấy các loại lan đều phát triển khá tốt:

 

- ở lần đo kết quả sinh trưởng phát triển thứ nhất (vào tháng 7/2007), đây là lần đo kết quả sinh trưởng sau khi đưa các cây lan được theo dõi vào trong vườn được 3 tháng, đây cũng là thời gian có khí hậu thay đổi từ mùa xuân sang mùa hè, thời gian này thời tiết khá thuận lợi để lan phát triển, thời gian này lan bắt đầu thích nghi với điều kiện phát triển mới. Tuy nhiên cây lan vẫn phát triển tốt.

 

- ở lần đo kết quả sinh trưởng thứ 2 (tháng 9/2007), thời gian này thời tiết chuyển từ hè sang thu, thời tiết này cũng khá thuận lợi cho lan phát triển.

 

- ở lần đo kết quả sinh trưởng thứ 3 (tháng 11/2007) đây là thời gian mùa đông, nhiệt độ không khí xuống thấp đồng thời cũng là mùa khô có ảnh tới sự phát triển của cây và thường đây cũng là thời gian nghỉ ngơi của nhiều loại lan để chuẩn bị cho sự phát triển vào mùa xuân. Nhưng do có sự điều chỉnh về độ ẩm nên cây lan vẫn phát triển tốt, đa số các loài lan được theo dõi đều ra hoa.

 

Qua theo dõi cho thấy vườn lan tập đoàn được thiết kế có hệ thống lưới cắt nắng, có giàn tưới phun để điều chỉnh độ ẩm là rất thích hợp cho các loài lan rừng phát triển.

 

BT. CN. Xuân Mạnh

https://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/HeThongChinhTriTinh/SoBanNganh/CacSoBanNganh/SoKhoaHocVaCongNghe/Lists/KetQuaNghienCuuKhoaHoc/View_Detail.aspx?ItemID=15

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác