Kẹo kéo là món ăn vặt rẻ tiền, đã có từ rất lâu ở Việt Nam. Do nó được chế biến từ những vật liệu rất bình dân như mật mía hoặc đường, lạc ( Đậu phộng) và ra đời, phổ biến khi bánh kẹo công nghiệp chưa phổ biến như bây giờ lại thường được bán rong ở khắp mọi hang cùng ngõ hẻm với những cách bán hàng hấp dẫn như quay số trúng thưởng, ném phi tiêu… nên được trẻ em, nhất là học sinh rất ưa thích. Hiện tại, kẹo kéo ngày càng hiếm đi nhất là ở những thành phố lớn. Thật là tiếc vì đây là một món quà vặt thật dễ thương đối với người lớn bây giờ khi hòai niệm về một thuở cũng chỉ là trẻ thơ. Có lẽ do thế nên tôi có những ấn tượng thật khó quên về kẹo kéo. Có một thời gian, kẹo kéo tự dưng vắng hẳn trên thì trường kẹo bánh, muốn tìn một thanh kẹo kéo thật khó và đôi khi chợt nghe trên lưỡi như có vị ngòn ngọt của kẹo kéo nhưng hóa ra chỉ là mơ. Dạo này bỗng dưng kẹo kéo lại xuất hiện trở lại nhiều lắm ở Buôn Ma Thuột , cách bán cũng khác hẳn, không còn bán cho trẻ con nữa mà tòan bán cho người lớn, đám đàn ông đang la cà trong các quán nhậu mới buồn cười. Thường là một cặp trai gái đi xe Hon đa trên xe chằng một dàn âm ly và loa, tới nơi cậu thì hát ầm ĩ còn cô thì vào mời mọi người mua kẹo kéo. Chỉ tiếc là kẹo đã kéo sẵn gói trong giấy ni lon và hình như vị cũng hổng có ngon bằng. Tôi thấy hơi buồn cười vì cách bán hàng kì lạ này và thường mua vài cây về làm quà cho hai cô con gái yêu ở nhà. Cũng thật là hay vì trẻ con bây giờ lại thích kẹo kéo đáo để, hơn hẳn các lọai kẹo bánh đờ luých bây giờ. Không biết có phải vì lạ mồm hay không nhưng thế cũng là đã đủ, chỉ cần chúng biết và thích một hương vị của kẹo …ngày xưa./.
Kẹo kéo trên Vi Wiki
Kẹo kéo là một loại kẹo bình dân của Việt Nam, được làm thủ công bằng nguyên liệu chính là mật mía hoặc đường.
Thành phần và chế biến
Nguyên liệu: mật mía hoặc đường; nhân lạc đã rang chín; mỡ hoặc dầu ăn và một chút chất tạo mùi (dầu chuối, vani...).
Chế biến:
Điểm đặc biệt của kẹo kéo là mặc dù nó rất dẻo, dễ kéo dài nhưng khi đã tạo thành thanh nhỏ thì lại trở nên giòn khi bị lực tác dụng vuông góc với nó. Do vậy khi có khách, người bán dùng vải lót tay rồi kéo kẹo dài ra cho đến khi được một thanh kẹo đạt kích thước phù hợp (thường dài 5-10 cm và to như cây bút viết) thì dùng ngón tay trỏ chặt một cái mạnh và dứt khoát lên thanh kẹo khiến nó gãy rời ra kèm theo một tiếng "rắc" rất thú vị. Để hấp dẫn trẻ em, người bán thường cho chúng thực hiện động tác này khi mua kẹo. Người bán kẹo kéo rong còn có thể đổi kẹo kẹo lấy các loại phế liệu (giấy loại, sắt vụn,...) thậm chí kích thích trẻ em bằng cách mang theo một bàn quay số đơn giản, khi trả tiền xong, khách quay được số nào thì nhận số thanh kẹo tương ứng. Tuy nhiên, những năm gần đây kẹo kéo không còn phổ biến như trước nữa. Do kẹo kéo rất dẻo nên trong đời sống có một số thành ngữ liên quan:
Làm kẹo kéo cũng có thể không cho thêm lạc nhân vào.
Ngoài tiếng rao đơn giản "Kẹo kéo đêêê!" của người bán kẹo kéo rong, còn có một số câu rao:
"Cô nào chồng bỏ, chồng chê
ăn cây kẹo kéo chồng mê, chồng về."
"Có tiền mà để làm gì
Không mua kẹo kéo Bắc Kỳ ăn chơi."
"Kẹo kéo, càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt, nuốt nước bọt ngọt...hàng tuần.":
"Kẹo kéo, càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt, ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Ai mua kẹo kéo không."
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook