Vì sao ông lại dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho Việt Nam, thưa ông?
Tôi có một quá trình gắn kết rất lâu dài tại Việt Nam, cả về học thuật lẫn kinh doanh. Ban đầu, tôi chia sẻ những kiến thức của mình về nước Mỹ với các chuyên gia ở 7 tỉnh thành trên khắp Việt Nam bắt đầu từ năm 1994. Sau đó tôi kết nối và phát triển công việc kinh doanh trong những lĩnh vực như giáo dục, bất động sản, du lịch và các liên doanh khác.
Ông cảm nhận như thế nào về câu chuyện một thị trấn cà phê Việt, thuộc sở hữu của người Việt hiện hữu ngay trên đất Mỹ?
Là một chuyên gia về lĩnh vực truyền thông, quả thật là tôi bị hấp dẫn và rất thích thú với ý tưởng thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ. Khẳng định ngay rằng tôi thấy đó là một ý tưởng tiếp thị cực kỳ độc đáo, sáng tạo và mang đến hiệu quả cao.
Đầu tiên, thị trấn PhinDeli nằm con đường quốc lộ nối liền các tiểu bang lớn. Vì vậy, mọi tài xế và khách đi đường đều có nhu cầu dừng chân nghỉ ngơi tại đây. Họ không thể bỏ qua thị trấn PhinDeli được.
Vấn đề thứ hai là chính cái tên thị trấn cà phê Việt, do người Việt sở hữu là một yếu tố gây tò mò rất lớn. Sự tò mò đó đủ sức khiến những ai băng ngang qua thị trấn nhỏ này đều dừng lại, để tìm hiểu PhinDeli nghĩa là gì và thử thưởng thức một tách cà phê Việt.
Ngay cả việc bán trực tuyến trên mạng cũng rất thú vị. Nó giúp đáp ứng ngay cho những ai tò mò với cà phê Việt Nam. Một thương hiệu cà phê mới ra đời mà được hơn 1,3 tỷ người biết. Chuyện khó tin, nhưng lại có thật!
Việt Nam là quốc gia xếp hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê. Song, Việt Nam lại chưa hề có bất kỳ thương hiệu cà phê bán lẻ nào tại Mỹ. Ông có nghĩ rằng sẽ có chỗ cho một thương hiệu cà phê mới như PhinDeli không?
Tôi nghĩ điều này phụ thuộc nhiều vào giá. Nếu giá cả cạnh tranh, thương hiệu cà phê mới như PhinDeli hoàn toàn có khả năng tìm kiếm cho mình một thị trường mới, đi theo hướng cà phê nguyên chất.
Ở Mỹ, những người thuộc nhóm tuổi uống cà phê là từ 18 đến 40, một thế hệ hoàn toàn xa lạ với cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam. Họ tìm kiếm những xu hướng mới và Việt Nam sở hữu một thứ mà người Pháp vẫn gọi tên là “dấu ấn” – dấu ấn về chất lượng, về tính khác biệt, về sự độc đáo. Tôi tin tưởng vào cơ hội cho PhinDeli, để mở ra một phân khúc thị trường mới cho mình.
Quay lại sự kiện mua thị trấn và đổi tên thị trấn Mỹ. Ông nhận định thế nào về chiến lược của PhinDeli trên con đường xây dựng thương hiệu của mình và đưa thương hiệu đó vào nước Mỹ?
Sự ra mắt của thương hiệu này chứa đựng một yếu tố bất ngờ mà tôi vẫn gọi là yếu tố “What?” (Cái gì đây?). Một lần nữa, lại phải nói rằng cách tiếp thị của thương hiệu này rất bất ngờ, rất lạ - vì vậy lập tức gây chú ý với giới truyền thông quốc tế. Nó cũng phản ánh tinh thần “Không gì không thể” của thương hiệu.
Mua một thị trấn Mỹ đã là chuyện thuộc dạng khó tin. Mua và đổi tên thị trấn Mỹ có lịch sử 147 năm, biến nó trở thành một thị trấn cà phê Việt thì đó lại càng là một cách làm táo bạo. Người ta dõi theo câu chuyện của PhinDeli, tò mò, quan tâm và nhớ đến nó trước cả khi được uống một tách cà phê PhinDeli thật sự.
Và một câu hỏi cuối - Theo ông, những thách thức cho PhinDeli tại Mỹ là gì?
Có 3 vấn đề tôi nghĩ cần quan tâm. Thứ nhất là việc thiết lập chuỗi cung ứng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Có một thủ phủ cà phê Việt trên đất Mỹ là rất tốt, nhưng kế hoạch lâu dài là cần có một chuỗi cung ứng rộng và ngày càng hiệu quả hơn.
Thứ hai là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Như các bạn cũng biết, những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tại Mỹ rất gắt gao. PhinDeli đã vượt qua được “cửa ải” của FDA để vào được thị trường Mỹ, đó là một điều đáng trân trọng. Cần tiếp tục duy trì tốt nhất yếu tố siêu sạch, an toàn tuyệt đối này.
Vấn đề thứ ba, theo tôi là bao bì cần được thiết kế để phù hợp với sở thích và tâm lý của người tiêu dùng tại Mỹ. Tôi tin rằng với sự thông minh và sáng tạo của mình, PhinDeli sẽ nhanh chóng trở nên quen thuộc tại thị trường nước Mỹ.
* Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện thú vị này!
Thanh Đàm
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook