Cây cà phê chè ở Tây nguyên

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 680
  • Tổng lượt truy cập 10,116,717

Fanpage facebook

Ngày đăng: 10/01/2013, 09:16 pm
Cây cà phê chè ở Tây nguyên

20:22 1 thg 8 2009 Công khai 6 Lượt xem 3

Cà phê chè tên khoa học là: Coffea arabica. Sở dĩ có tên gọi như thế có lẽ là do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thấp giống cây chè, một loài cây công nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam.

Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong 3 loài cà phê chính mặc dù nó chiếm tới hơn 60% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính cà phê chè và cũng được đánh giá cao nhất về chất lượng. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ. Ở Việt Nam, năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).

Cà phê chè ưa sống ở vùng núi có độ cao trung bình từ 1000-1500 m so với mực nước biển, nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm/năm. Với điều kiện thế này có lẽ Việt Nam mình coi như oác.

Trên thị trường tiêu thụ, cà phê chè luôn được đánh giá cao nhất vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein. Giá cà phê chè luôn ở mức cao gấp đôi cà phê vối. Việt Nam tuy là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng hơi không may vì sản phẩm chủ yếu lại là cà phê vối, chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu thường không cao. Lý do khó phát triển cà phê chè ở Việt Nam là do độ cao của các vùng chuyên canh cà phê như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng... đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển nên không phù hợp với cà phê chè và nhất là loài cây này có vẻ con nhà giàu đỏng đảnh rất hay bị sâu bệnh hại trong đó nặng nề nhất là bệnh rỉ sắt nên luôn làm nản lòng các bác nông dân chuyên trồng cà phê nhà ta. Ở Đắk Lắk cũng đã nhiều lần lay hoay chuyển đổi hòng nâng cao tỉ trọng cà phê chè trong sản lượng thu hoạch hàng năm nhưng đến bây giờ vẫn bó tay.com mà có lẽ cũng nên như thế từ sớm vì khoa học luôn là khoa học, cứ làm theo ý chí chủ quan sẽ là tai họa mà thôi. Hiện tại cà phê chè ở Đắk Lắk có lẽ chỉ còn tập trung ở hai huyện là Ma đrắk và Ea H’leo thì phải. Có lẽ sau này chỉ còn cách nâng cao chất lượng và đi vào chế biến tinh sản phẩm cà phê vối để cải thiện kim nghạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. Điều này chỉ còn biết trông chờ vào các nhà kinh doanh cà phê tài ba của Việt Nam như Trung nguyên và Vina cà phê. Còn với riêng người Ban mê thì sau này khi đưa Du lịch Vườn Trohbư -Bản Đôn nhà mình vào kinh doanh bài bản thì hình ảnh cây cà phê chiếm một nét chủ đạo trong chiến lược kinh doanh. Hi vọng sự ủng hộ này sẽ là một đóng góp hữu ích trong việc làm tươi sáng thêm tương lai cà phê Việt Nam.

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác