Mỗi khi nói đến Buôn Ma Thuột –Đắk Lắk, người ta nghĩ ngay đến cà phê và ở Việt Nam mỗi khi nhắc đến cà phê người ta lại nghĩ ngay đến cà phê Buôn Ma Thuột . Mảnh đất Buôn Ma Thuột tuy nhỏ bé nhưng đã từ lâu được nhiều người trên thế giới biết đến và hay được ví như một "Thủ phủ cà phê" . Ngày xưa và hôm nay, trên thế giới, đối với rất nhiều người cái tên Buôn Ma Thuột cũng quen thuộc như là cái tên Việt Nam vậy.
Điều này tưởng chừng lạ nhưng kể ra thì lại xứng đáng bởi thương hiệu không phải tự nhiên mà có. Nhưng để biết vì sao tự dưng Buôn Ma Thuột lại có được vinh dự đó cũng phải có một chút buôn chuyện lan man: Vẫn biết, ở Việt Nam có rất nhiều nơi trồng được cà phê, thích hợp nhất dĩ nhiên là Đắk Lắk, nơi đóng góp đến hơn ¾ sản lượng cà phê xuất khẩu. Ở Đắk Lắk, hình như huyện nào cũng trồng được cà phê, nơi nào cũng thấy thấp thóang bóng dáng cây cà phê, cây cà phê đã làm nên kì tích là đưa Đắk Lắk vào câu lạc bộ các tỉnh có thu ngân sách nhà nước trên 1.000 tỉ đồng / năm (năm 2007 là hơn 1.700 tỉ) mà trong đó Nông nghiệp chiếm đến 80 % đóng góp. Nhưng Buôn Ma Thuột chỉ là một thành phố của Đắk Lắk nên diện tích dành được cho cây cà phê tất nhiên là cũng khiêm tốn. Với cây cà phê, Việt Nam không phải là cây nguyên sản. với Buôn Ma Thuột lại càng không, nó chỉ được trồng thử vào những năm của thập kỉ 30 của thế kỉ trước. Trong các lọai cà phê thì cà phê chè là ngon nhất. Ở Buôn Ma Thuột cà phê chè không phải là thế mạnh do muốn trồng cà phê chè thì phải có độ cao trung bình so với mực nước biển khỏang 600-700m, mà Buôn Ma Thuột thì phần lớn chỉ được nhõn 500m mà thôi, mà với độ cao này thì chỉ có nước trồng cà phê vối lọai cà phê cho năng suất cao nhưng dĩ nhiên chất lượng sẽ không cao bằng nhưng đủ để đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng thứ nhất nếu chỉ tính về cà phê vối... Nhưng bất chấp điều đó, cà phê Buôn Ma Thuột vẫn được ối người hâm mộ và các nhà rang xay nổi tiếng của Thế giới đánh giá cao. Lý do đơn giản là cà phê Buôn Ma Thuột có chất lượng rất cao và có hương vị cực kì đặc trưng. Phải chăng do ở vùng đất này, cây cà phê được trồng trên những vỉa đất đỏ bazan màu mỡ, lọai đất vô cùng thích hợp với cây công nghiệp dài ngày. Nơi đây, với đặc trưng 2 mùa mưa, nắng, mỗi năm có đến 6 tháng không có lấy một giọt mưa, để rồi lại có những ngày mưa dầm dề tưởng chừng thối cả đất nên hương vị cà phê cũng phải khác có chi là lạ? Thế mới biết bọn Tư bản Pháp cực kỳ khôn, ngay từ khi Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk còn là nơi rừng thiêng nước độc đã lặn lội, bỏ phồn hoa nơi chính quốc sang mảnh đất thuộc địa heo hút này chiếm đất trồng cà phê. Thế mới có chuyện cho đến ngày giải phóng 10/3/1975 cả mảnh đất rộng lớn ở ngay giữa trung tâm, nơi có ngã 6 Buôn Ma Thuột (nay là Nhà văn hóa Trung tâm kéo dài tới Bia Lạc giao) nơi ngày nay tấc đất tấc vàng mà không phải hễ cứ có tiền là mua ngay được lại chỉ là nhà vườn của một tay chủ đồn điền người Pháp. Ngày nay, ở Buôn Ma Thuột người dân giàu lên cũng phần lớn từ cây cà phê, chuyện giá cà phê luôn là vấn đề thời sự còn hơn là chuyện I Ran, I Rắc hay Cộng hòa dân chủ nhân dân triều Tiên thử tên lửa đạn đạo khiến thế giới lên ruột mỗi ngày… Chuyện về cà phê Buôn Ma Thuột thì còn dài dòng lắm, nhưng buồn ngủ quá rồi, nãy giờ đụng đâu nói đó nhớ gì viết vậy đâm ra bài viết cứ lủng cà lủng củng. Đành xin hẹn hôm nào rảnh rỗi, mọi người cho phép tôi sẽ tiếp tục buôn chuyện về cây cà phê Ban mê.
Lời bình: Viết xong bài này thấy cái ý tưởng xây dựng một căn nhà như của những chủ đồn điền cà phê thời cây cà phê mới du nhập trong Vườn Trohbư -Bản Đôn của người Ban mê để quảng bá văn hóa cà phê kết hợp với du lịch cũng được đấy chứ nhỉ
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook