Cây cà phê mít ở Tây nguyên

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 4012
  • Tổng lượt truy cập 11,292,827

Fanpage facebook

Ngày đăng: 10/01/2013, 09:15 pm
Cây cà phê mít ở Tây nguyên

17:50 1 thg 7 2009 Công khai 6 Lượt xem 0

Cà phê mít(cà phê Liberia) tên khoa học là: Coffea liberica, đồng nghĩa Coffea excelsa thuộc họ Thiến thảo. Là một trong 3 loại chính của họ cà phê.

Cà phê mít cây thường cao khoảng từ 2m -5m. Thân, lá và quả đều to, khác biệt hẳn các loại cà phê khác là cà phê vối, cà phê chè. Cái tên cà phê mít có lẽ là do cây có lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít thì phải. Tuy là cà phê nhưng cây lại chịu hạn tốt, ít cần nước tưới khác hẳn với 2 loại cà phê vối và chè. Cũng do đặc tính chịu hạn và có sức chống chọi với sâu bệnh cao nên hiện cà phê mít được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác rất được nông dân ưa chuộng.

Cây cà phê mít thường ra hoa và cho thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa, quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong. Vì vậy có một kỉ niệm mà người ban mê vẫn nhớ là hồi đó, mỗi khi đi lao động mót cà phê cho các nông trường để gây quỹ trường bọn trẻ như người Ban mê hay hái trộm quả cà phê mít xanh trộn vào cho mau đủ số lượng được giao. Giờ mỗi lần nghĩ lại thấy xấu hổ quá, có lẽ vì thế mà cà phê Việt Nam hay bị đánh giá thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác.

Do năng suất kém, chất lượng không cao (Có vị chua) nên cà phê mít không mấy được ưa chuộng và phát triển diện tích. Cà phê mít ít được rang xay riêng mà chỉ để trộn vào với cà vối, cà chè để tạo hương vị.

Ở nhiều vùng không thích hợp với 2 loại cà phê cao cấp kia người ta thường trồng cà phê mít theo hình thức quảng canh hoặc trồng thành hàng để làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, cà phê chè với mục đích tiết kiệm đất và tăng thu nhập hợp lý. Ở Việt Nam, cà phê mít được trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển. Số lượng cà phê mít ở Việt Nam vì thế rất  ít ỏi, chỉ chiếm khoảng 1% diện tích trồng cà phê. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê này.

Thông tin chưa được kiểm chứng: Cà phê mít thường hợp với gu của người châu Âu, các loại cà phê hòa tan theo gu châu Âu thường có tỉ lệ cà phê mít nhiều nên thường có vị chua đặc trưng.

Lời bình: Vườn Trohbư của người Ban mê cũng có trồng rất nhiềucà phê mít và đưa về với tự nhiên như nguồn gốc cây cà phê hoang dã là mọc dưới tán rừng. Ảnh trên là ảnh chụp một cây cà phê mít người ban mê trồng xen dưới tán cây rừng cạnh lô cà vối trong Vườn Trohbư -Bản Đôn nhà mình.

Mời xem thêm về cà phê Buôn Ma Thuột ở đây http://vn.myblog.yahoo.com/dak-lak/article?mid=429

Bài viết này người Ban mê đã tham gia, chỉnh lý cho Vi Wiki đấy http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_ph%C3%AA_m%C3%ADt

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác