Đắk Lắk: Vinh danh Khu bảo tồn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 3852
  • Tổng lượt truy cập 10,155,611

Fanpage facebook

Ngày đăng: 21/06/2017, 11:03 am

Đắk Lắk: Vinh danh Khu bảo tồn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Dân trí Sau hơn 20 năm miệt mài sưu tập lan rừng, đến nay ông Đỗ Tuấn Hưng tại Đắk Lắk đã sở hữu vườn lan rừng với trên 200 loài lan vừa được xác lập kỷ lục là vườn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietking) vừa xác nhận 3 kỷ lục cho ông Đỗ Tuấn Hưng (SN 1972, ngụ TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đó là: Bộ sưu tập bản tồn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam; Thuyền độc mộc bằng gỗ sao lớn nhất; Dàn chiêng đá cổ xưa, nguyên bản nhiều thanh nhất. Cả 3 kỷ lục này dều nằm tại Khu bảo tồn lan rừng Troh Bư (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk).


Ông Hưng bên cạnh những giò lan rừng trong Khu bảo tồn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Ông Hưng bên cạnh những giò lan rừng trong Khu bảo tồn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Bộ sưu tập bảo tồn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam có khoảng hơn 200 loài phong lan với hơn 10.000 giò được gắn trả lại trên cây sống của 02 ha rừng tái sinh. Theo ông Hưng, mục đích của bộ sưu tập này là gìn giữ, bảo tồn và phát triển vốn hoa phong lan rừng tự nhiên Miền trung – Tây nguyên Việt Nam và góp phần giáo dục ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường tự nhiên.

Ông Hưng chia sẻ, ông có một niềm đam mê kỳ lạ đối với lan rừng nên khi quyết định mua đất tại vùng Troh Bư để bắt đầu phát triển lan rừng. Trước thực trạng những loài lan rừng đang bị người dân khai thác tận diệt nên ông mua về gắn trở lại trên những cây sống nhằm tái sinh và bảo tồn lan rừng, không muốn các loài lan đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Những gốc lan rừng được gắn vào cây sống nhằm bảo tồn
Những gốc lan rừng được gắn vào cây sống nhằm bảo tồn

 

Khu bảo tồn với trên 200 loài phong lan rừng
Khu bảo tồn với trên 200 loài phong lan rừng

Trong khu bảo tồn lan rừng Troh Bư, chiếc chiếc thuyền độc mộc bằng một cây gỗ sao nguyên vẹn cũng là điều gây ấn tượng với du khách xa gần. Đây là chiếc thuyền có chiều dài là 9m, bề ngang 1,75m, cao 1,2m do nghệ nhân đẽo thuyền độc mộc nổi tiếng Nai Nen Lào đẽo đục trong thời gian 6 tháng và hoàn thành vào giữa năm 1998.

Chiếc thuyền bằng thân gỗ sao lớn nhất Việt Nam
Chiếc thuyền bằng thân gỗ sao lớn nhất Việt Nam

Bên cạnh đó, Dàn Chiêng đá được vinh danh là Dàn chiêng đá cổ xưa, nguyên bản nhiều thanh nhất đang được lưu giữ tại Khu bảo tồn lan rừng Troh Bư. Dàn Chiêng đá gồm có 23 thanh, ngắn nhất 0,6m, dài nhất 1,5m bằng đá mẹ Bazan cổ xưa được giữ nguyên bản không qua chế tác. Dàn chiêng đá này khi gõ phát ra âm thanh như của các dàn Cồng chiêng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay vẫn đang sử dụng.

Việc sở hữu được chiếc thuyền độc mộc bằng gỗ sao và Dàn chiêng đá cổ xưa là do trong những chuyến đi công tác ông Hưng may mắn được người dân kể về việc có người muốn bán những đồ vật có giá trị này nên ông đã lân la tìm hiểu và quyết tâm mua bằng được để trưng bày và bảo tồn. “Không ít người khi vào tham quan Khu bảo tồn lan rừng cũng ngỏ ý muốn mua lại chiếc thuyền và Dàn chiêng đá này với giá trị khá cao nhưng thực lòng tôi chưa bao giờ muốn bán đi 2 đồ vật này”, ông Hưng cho hay.

Dàn chiêng đá gây ấn tượng với du khách thập phương khi gõ phát ra âm thanh trong trẻo
Dàn chiêng đá gây ấn tượng với du khách thập phương khi gõ phát ra âm thanh trong trẻo

Với việc được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập 3 kỷ lục, ông Hưng cho rằng đây là niềm vui rất lớn và cũng là động lực để ông tiếp tục công cuộc bảo tồn lan rừng cũng như những bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc dân tộc Việt Nam.

Thúy Diễm


http://dantri.com.vn/doi-song/vinh-danh-khu-bao-ton-lan-rung-tu-nhien-lon-nhat-viet-nam-20170613065219161.htm

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Các dịch vụ khác