Măng cụt (danh pháp khoa học: Garcinia mangostana), là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Nó cũng là loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt có mùi thơm thu hút.
Cây Măng cụt (tiếng Anh là: mangosteen) nguồn gốc Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua Moluku, ngày nay bắt gặp khắp Đông Nam Á, ở Ấn Độ, Myanma cũng như ở Sri Lanka, Philippines. Măng cụt được các nhà truyến giáo đạo Gia tô di thực vào miền Nam Việt Nam, rồi trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một. Tuy nhiên, do Măng cụt là cây ăn quả xứ nhiệt đới vì vậy nó không tiến được lên miền Bắc xứ lạnh, xa lắm là đến Huế. Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20-25 m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon. Trái măng cụt thơm ngon cũng còn cống hiến nhiều môn thuốc. Từ lâu, ở Á châu, bên Ấn Độ, hệ thống khoa học đời sống ayurvedic đã kê nó vào nhiều thang thuốc cổ truyền, đặc biệt chống viêm, chữa tiêu chảy, ức chế dị ứng, làm giản phế quản trong cuộc điều trị hen suyễn. Nó cũng được xem như là những thuốc chống dịch tả, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống suy giảm miễn dịch. Người Thái dùng nó để chữa vết thương ngoài da. Người Mã Lai, Phi Luật Tân dùng nước sắc vỏ chữa lỵ, đau bụng, đi tiêu lỏng, bệnh vàng da. Theo Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc chất ăn, khi bệnh thuyên giảm thì thôi, dùng lâu sinh táo bón . (Theo Vi Wiki)
Đọc bài viết này của Vi Wiki thực ra mình cũng hơi bất ngờ. Lâu nay mình vẫn nghĩ Măng cụt là loài cây ăn trái đặc sản của vùng Đông nam bộ? Bởi lẽ đây là một loài cây ăn trái rất có giá trị. Có người nói rằng nó là vua của các loại quả nhiệt đới ...ăn được. Khi gặp một mâm nhiều loại quả thì tốt nhất là ăn nó...sau cùng vì nếu không, ăn các loại quả khác sau nó chả còn ngon lành gì nữa. Mình cũng tin thế vì nó...ngon thật. Mình có thể ăn nó ...đã mồm được cơ mà.
Tuy vậy, loài cây này có vẻ rất hiếm ở Dak Lak, nơi mà mình cho là tất cả các loài cây ăn quả từ bắc vào nam đều ...có mặt? Thực ra ở các nhà vườn thấy bán cây Măng cụt giống rất nhiều, mình cũng thấy có cây to nhưng trái thì...chưa thấy. Lần này đi Việt đức mình vo tình thấy cây Măng cụt có quả nên chộp ngay bằng ...máy ảnh điện thoại. Hôm nay làm một bài cho đỡ buồn này.
Lời bình: Mình khoái Dak Lak nhà mình ghê, vì như đã nói ở trên ý. Loài cây ăn quả nào của Việt Nam hình như ...cũng có mặt. Ngày đầu mới làm vườn Troh bư mình cũng đã định biến nó thành một vườn sưu tập các loài cây ăn quả của Việt Nam. Tuy nhiên sau này thấy trồng cây rừng...sướng hơn nên nó ...lặng lẽ bỏ đi lúc nào mình cũng chẳng nhớ nữa. Giờ viết lại bài này mới chợt nhớ. Nhưng đúng là những cái gì đã trở thành kí ức thì khó mà quên hẳn được. Vấn đề chỉ là có gì đó nhắc lại là nó...bùng lên ngay thôi./.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook