Hạt lan rất nhỏ (như hạt bụi) và không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào để nuôi phôi trong giai suốt giai đoạn đầu tiên của cuộc sống giống như những loại cây khác (như hạt táo, hạt đậu). chính vì vậy, hoa lan sinh sản một số lượng lớn hạt giống lên đến cả triệu hạt trong mỗi quả.
Số lượng lên đến cả triệu hạt trong quả của lan Phaius tankervilleae đã khô
Ở ngoài thiên nhiên, các phôi này sẽ hơi phình ra một chút nhưng nó sẽ không trưởng thành được nếu như chúng không bị nhiễm một loại nấm cộng sinh (nấm rễ). Loại nấm nấm này sẽ cung cấp đường và dinh dưỡng cho hạt mầm, ngay sau khi được cung cấp dinh dưỡng, những phôi này sẽ phát triển thêm một chút và được gọi là khối tế bào (protocorm). sau một thời gian, các tế bào sẽ chuyển sang màu xanh lá cây và những chiếc lá đầu tiên và rễ sẽ xuất hiện. Ở giai đoạn này gọi là nảy mầm, lúc này chúng sẽ không cần dinh dưỡng của nấm nữa vì lá và rễ đã có thể quang hợp được rồi.
Khối tế bào phát sinh sau khi hạt nảy mầm của lan Encyclia vespa (trái) và Cyrtopodium punctatum (phải)
Các tế bào của hạt Encyclia vespa phát triển sau 2 tuần và tế bào của hạt Cyrtopodium punctatum phát triển sau hơn 2 tháng trong cùng một môi trường.
Mầm của Cyrtopodium punctatum và Epidendrum radicans với những chiếc lá đầu tiên.
Cách làm nảy mầm từ hạt của phong lan bằng phương pháp cộng sinh trong chậu lan của cha mẹ
Đây là một kỹ thuật rất cũ mà đã được sử dụng trước khi phương pháp nuôi cấy trong ống nghiệm được phát hiện. Ở đây chúng ta sử dụng các loại nấm cộng sinh được phát triển ở rễ của những cây lan trưởng thành (nơi các hạt nang được sinh ra). Các hạt giống được gieo rất gần rễ và được giữ ẩm để bắt đầu cho việc nảy mầm. Theo phương pháp này, số lượng cây giống sẽ bị hạn chế do nhiều khối tế bào và cây con bị giết bởi sâu bệnh và nấm.
Cách làm nảy mầm từ hạt của phong lan bằng phương pháp cộng sinh trong ống nghiệm.
Với kỹ thuật này, chúng ta phải tách lấy nấm cộng sinh từ rễ của những cây lan nơi mà hạt nang sinh ra và đưa chúng vào môi trường nuôi cấy nghèo dinh dưỡng ví dụ như oat meal agar (một loại môi trường thạch dùng để cấy mô). Tiếp theo chúng ta phải khử trùng hạt giống và đưa vào môi trường đó, nơi có các loại nấm mà đã được đưa vào từ trước. Các hạt giống sẽ nảy mầm và sinh ra cây con nếu như phù hợp với loại nấm này. Còn không, quá trình nảy mầm sẽ không diễn ra.
Với phương pháp này có thể có nhiều cây con hơn từ cùng số lượng của hạt mà chúng ta dùng phương pháp “nảy mầm cộng sinh trong chậu lan của cha mẹ”.
Sự khó khăn của cách làm này là làm sao giữ cho sự phát triển của nấm và sự phát triển của hạt
lan cân bằng. Nếu không cân bằng nấm sẽ phát triển quá nhanh và giết chết các hạt lan.
Cách làm nảy mầm từ hạt của phong lan bằng phương pháp không cộng sinh trong ống nghiệm
Để tránh rủi ro người ta sẽ không dùng phương pháp đưa nấm vào môi trường cấy, việc duy nhất cần làm là đem đun sôi chất trồng và đưa hạt vào trong điều kiên vô trùng.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook